Tác động đến chất lượng không khí, tiếng ồn

Một phần của tài liệu đánh giá môi trường tuyến đường hồ chí minh qua vườn quốc gia cúc phương (Trang 72 - 73)

Theo kết quả dự báo vào năm 2010 tại báo cáo ĐTM đã được Hội đồng thẩm định của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê duyệt, các tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn như sau:

- Không khí: Nồng độ TSP, CO, SO2 tại đoạn tuyến đi dọc thung lũng sông Bưởi thấp hơn GHCP căn cứ theo TCVN5937-1995 (trong báo cáo không có số liệu định lượng cụ thể). (TCVN5937-1995 quy định GHCP các thông số: TSP là 0,3mg/m3; SO2 là 0,5mg/m3; CO là 30mg/m3).

- Tiếng ồn: Mức ồn được dự báo vào năm 2010 là 72,9dBA với lưu lượng dòng xe là 13.628 xe/ngày đêm. Kết quả dự báo cao hơn GHCP 2,9dBA (đối với khu vực có đường giao thông đi qua theo TCVN5949-1998) và cao hơn 22,9dBA (đối với khu vực cần có sự đặc biệt yên tĩnh theo TCVN5949-1998).

Kết quả nghiên cứu của Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT năm 2010 như sau:

- Không khí: Tại các vị trí khảo sát dọc thung lũng sông Bưởi, nồng độ khí CO, NO2, SO2 và TSP đều thấp hơn GHCP căn cứ theo QCVN05:2009. (QCVN05:2009 quy định GHCP các thông số: TSP là 0,3mg/m3; SO2 là 0,35mg/ m3; CO là 30mg/m3; NO2 là 0,2mg/m3).

- Tiếng ồn: Mức ồn đo được tại 3 vị trí A1, A2, A3 tính trung bình là 53,1dBA với lưu lượng dòng xe là 258 xe/ngày đêm. Kết quả đo tiếng ồn được thực hiện cao hơn GHCP theo TCVN5949-1998, đối với khu vực cần sự đặc biệt yên tĩnh là 3,1dBA.

Như vậy, mức dự báo về ô nhiễm không khí trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt không có sự sai khác nhiều so với kết quả quan trắc hiện tại được thực hiện. Tuy nhiên, mức ồn lại có sự chênh lệch nhau lớn (lên tới 19,8dBA) lý do chính là do trong báo cáo ĐTM dự báo lưu lượng xe qua đoạn tuyến vào năm 2010 quá cao (13.628 xe/ngày đêm), thực tế số lượng xe đếm được chỉ là 258 xe/ ngày đêm.

Một phần của tài liệu đánh giá môi trường tuyến đường hồ chí minh qua vườn quốc gia cúc phương (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w