nhiên trong Vườn
a). Thực trạng của việc quản lý hệ sinh thái VQG Cúc Phương
Cúc Phương nằm ở vùng chuyển tiếp giữa các hệ sinh thái vùng đồng bằng sông Hồng với các hệ sinh thái vùng núi Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Giá trị đa dạng sinh học quan trọng của Cúc Phương là hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới trên dãy núi đá vôi. Trước đây, diện tích rừng như vậy khá nhiều ở miền Bắc Việt Nam dẫn đến sự phong phú các loài động thực vật cho khu vực. Nhưng ngày nay, do nạn chặt phá rừng làm nương rẫy mà diện tích rừng đang dần thu nhỏ lại. Cúc Phương là một trong những khu rừng còn lại được bảo vệ ở miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của con người đang đe dọa đến sự tồn tại của khu rừng này.
- Với sức ép từ 8 vạn dân của 15 xã vùng đệm nằm giáp ranh với Vườn, công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn của các hoạt động kinh tế - xã hội như săn bắn, chăn thả gia súc, khai thác lâm sản như gỗ, củi, măng, nấm, cây dược liệu để sử dụng và bán ra thị trường vẫn còn diễn ra, nhất là vào những ngày nông nhàn.
- Khu vực trung tâm Vườn quốc gia Cúc phương trước đây có 8 xóm dân cư của hai xã Cúc phương (Nho Quan- Ninh Bình) và Ân nghĩa (Lạc sơn- Hoà Bình) cư trú. Từ năm 1988 đến năm 1995, toàn bộ nhân dân các xóm nói trên đã chuyển ra định cư ngoài ranh giới Vườn vừa để nâng cao đời sống vừa phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên.
- Hiện nay vẫn còn 8 bản, trong đó có 2 bản Nga 1, Nga 2 thuộc xã Cúc Phương (Nho Quan, Ninh Bình); bản Khanh thuộc xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn, Hòa Bình) và 5 bản: Đồi, Biện, Nghéo, Thống Nhất, Nội Thành thuộc xã Thạch Lâm (Thạch Thành, Thanh Hóa) nằm rải dọc ven sông Bưởi với tổng diện tích đất ở và đất canh tác là 200,5 ha. Trong đó, bản Khanh, bản Biện và bản Thống Nhất là nằm sát đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG. [9]
- Với diện tích khoảng trên 200 ha của 8 xóm nằm trong khu Trung tâm của Vườn trước khi di chuyển ra nơi định cư mới thì hệ sinh thái của diện tích này bị phá vỡ, vì đây là những diện tích canh tác nương rẫy được trồng bằng những loài cây nông nghiệp như lúa nương, ngô, sắn... phục vụ đời sống của họ. Mặt khác, để phục vụ cho cuộc sống người dân đã khai thác gỗ, củi để làm nhà và phục vụ sinh hoạt hàng ngày, vì vậy hệ sinh thái ở khu vực này cũng bị phá vỡ.
b). Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái của Vườn.
Đối tượng trong chương trình phục hồi hệ sinh thái bao gồm những diện tích đất trống trong VQG, các sinh cảnh và thảm thực vật rừng đã bị tác động ở các bản dân tộc trước đây và các diện tích gần khu dân cư các bản hiện nay đang còn ở trong Vườn. Kế hoạch cụ thể của VQG được đưa ra là: [9]
- Tổ chức bảo vệ hiệu quả vốn rừng hiện có bằng lực lượng chuyên trách là lực lượng kiểm lâm của Vườn, đồng thời thực hiện giao khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, hộ gia đình và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng theo chương trình dự án 5 triệu ha rừng.
- Tiến hành trồng và chăm sóc rừng trên những diện tích đất không có rừng bằng những cây rừng bản địa, nâng cao độ che phủ rừng thông qua các đề tài phục hồi rừng và các dự án hỗ trợ của Nhà nước.
- Từ sau 1995, số diện tích đất ở và canh tác của 8 xóm sau khi di chuyển, bằng nhiều hình thức tác động hỗ trợ như: Thực hiện đề tài phục hồi rừng sau nương rẫy; dự án 661: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, vì vậy rừng đã được phục hồi trở lại, với một thời gian không xa khu vực rừng bị tác động này sẽ trở lại hệ sinh thái tự nhiên của nó.
c). Thực trạng và kế hoạch bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ
Trong công tác quản lý bảo vệ Vườn, trước hết là bảo vệ các loài đặc hữu, quý hiếm được xác định và ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, VQG Cúc Phương đã tiến
hành điều tra, nghiên cứu nhằm phát hiện nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và đặc biệt là các loài đặc hữu, quý hiếm nói riêng hiện có ở Vườn. Qua điều tra thống kê cho thấy: về thực vật có 118 loài quý hiếm, 11 loài đặc hữu; về động vật có 73 loài quý hiếm và 2 loài đặc hữu. Hiện nay quần thể các loài động, thực vật đặc hữu và quý hiếm vẫn tồn tại và phát triển tốt trong tự nhiên, như Vooc mông trắng, Gà lôi trắng, Sóc bay trâu, cá Niết hang, Cua núi Cúc Phương v.v.v. [9]
Ngoài việc bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm ngoài tự nhiên, Vườn Quốc Gia Cúc Phương còn tiến hành chương trình bảo tồn trong điều kiện nuôi nhốt và bán hoang dã (Ex-situ) một số loài như:
- Bảo tồn các loài linh trưởng quý hiếm.
- Bảo tồn các loài thú ăn thịt nhỏ và Tê tê châu Á.
+ Chương trình cứu hộ và bảo tồn, nhân nuôi sinh sản các loài cầy: Đã nghiên cứu thành công cho loài cầy vằn sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.
+ Dự án bảo tồn các loài Tê tê châu Á, đang cứu hộ, nuôi dưỡng cho sinh sản 2 loài Tê tê Châu Á với số lượng 12 cá thể, năm 2008 đã cho sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt. Đây là chương trình bảo tồn tê tê đầu tiên tại Việt Nam và được đánh giá rất cao vì tê tê rất khó nuôi trong điều kiện nuôi nhốt.
+ Bảo tồn các loài Rùa. - Bảo tồn các loài thực vật.
Vườn quốc gia Cúc Phương đã xây dựng Vườn thực vật từ năm 1985. Tại đây đã sưu tập và gây trồng các loài thực vật quí của Cúc Phương và một số loài cây quí của Việt Nam. Đến nay đã sưu tập và bảo tồn được 535 loài cây trên diện tích 167 ha. Trong đó có 210 loài cây gỗ Cúc Phương, 85 loài cây gỗ của các vùng khác ở Việt nam, 5 loài nhập nội, 25 loài thuộc họ ráy, 20 loài cây ăn quả 15 loài tre trúc, 15 loài cau dừa, 20 loài cây thuốc và 140 loài lan. Các loài cây đều được chăm sóc và theo dõi sinh trưởng để nghiên cứu quá trình sinh trưởng
phát triển. Nhiều loài có triển vọng tốt có thể nhân rộng cho các chương trình trồng rừng bằng các loài cây bản địa. [9]
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu phục vụ bảo tồn trong năm 2010:
+ Nghiên cứu đặc tính sinh thái 2 loài rùa Sa nhân và Núi vàng trong điều kiện nuôi nhốt và ngoài tự nhiên tại vườn quốc gia Cúc Phương.
+ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học các loài Tuế Cúc Phương, sưu tập và trồng bảo tồn các loài tuế miền Bắc Việt Nam tại VQG Cúc Phương.
d). Hiện trạng sử dụng đất trong VQG Cúc Phương.
Hiện trạng sử dụng đất của VQG Cúc Phương được tổng hợp trong biểu sau:
Bảng 3.15. Hiện trạng sử dụng đất của VQG
Đơn vị tính: ha
Hạng mục Tổng số Phân chia theo tỉnh
Ninh Bình Hòa Bình Thanh Hóa
Tổng cộng 22.200,0 11.350,0 5.850,0 5.000,0
1. Đất Lâm Nghiệp 21.811,6 11.156,1 5.764,0 4.891,5
2. Đất nông nghiệp 78,9 58,3 7,6 13,0
3. Đất thổ cư 17,6 13,6 2,0 2,0
4. Đất chuyên dùng 291,9 122,0 76,4 93,5
Nguồn: Báo cáo công tác Bảo tồn ĐDSH VQG Cúc Phương. [9]