Tác động đến kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu đánh giá môi trường tuyến đường hồ chí minh qua vườn quốc gia cúc phương (Trang 60 - 65)

a). Hiện trạng sử dụng đất trước và sau khi có dự án.

* Diện tích đất đã bị chiếm dụng do dự án:

Dự án trải dài khoảng 8km trên địa phận 2 xã, chủ yếu là xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hoá với chiều dài tuyến khoảng 7km và đoạn ngắn hơn (1km) thuộc địa phận xã Ân Nghĩa, Lạc Sơn, Hoà Bình. Bề rộng nền đường theo thiết kế là 9m (bề rộng mặt đường là 7m).

Bảng 3.12. Uớc tính tổng diện tích đất chiếm dụng khi xây dựng đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc phương

TT Hạng mục Đơn vị Số lượng 1 Đất rừng ha 24,0 2 Đất ruộng ha 31,6 3 Đất ở ha 3,4 4 Đất vườn ha 0 Tổng diện tích đất bị chiếm dụng: ha 59,0

Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương [1]

* Hiện trạng sử dụng đất của các hộ dân trước khi có dự án đường Hồ Chí Minh đi qua:

- Diện tích đất canh tác (tổng cộng là: 96ha) + Bản Khanh: 34 ha

+ Bản Biện: 40 ha

+ Bản Thống Nhất: 22 ha

- Đặc điểm: Tất cả các hộ gia đình đều có đất canh tác nông nghiệp và đất vườn quanh nhà. Cây trồng chủ yếu: đậu tương, khoai lang, ngô và mía.

- Diện tích đất canh tác bị mất tổng cộng tại 3 bản là: 31,6 ha. * Hiện trạng sử dụng đất hiện nay:

- Diện tích đất canh tác (tổng cộng là: 64,4ha) + Bản Khanh: 25,8 ha

+ Bản Biện: 25,4 ha

+ Bản Thống Nhất: 13,2 ha

- Đặc điểm: Các hộ dân đều canh tác nông nghiệp, diện tích đất vườn không rộng, được sử dụng để trồng rau và cây ăn quả ở mức độ tự túc cho gia đình. Các hộ gia đình đều thâm canh trên diện tích có sẵn, chỉ lựa chọn cây trồng (theo giá trị của từng sản phẩm) như: phát triển đậu tương, khoai lang, ngô và mía (không trồng lúa nước). Hiện bà con đang chuyển dần từ trồng mía sang cây đậu tương.

- Diện tích đất canh tác bị mất là đáng kể so với tổng diện tích đất canh tác của các bản, đặc biệt là bản Biện bị mất đất canh tác là lớn nhất (14,6 ha). Các tác động đến đời sống của hộ dân khi bị mất đất canh tác sẽ được trình bày ở phần sau.

b). Hiện trạng kinh tế, xã hội trước và sau khi có dự án

Những bản (xóm) hiện nằm trong phạm vi tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương là bản Khanh (thuộc xã Ân Nghĩa, Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình) và xã Thạch Lâm, Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá có 2 bản (bản Biện và bản Thống Nhất), hiện trạng đời sống các hộ dân trước và sau khi có dự án được thể hiện tóm tắt qua các bảng sau:

Bảng 3.13. Hiện trạng đời sống các hộ dân trước khi có dự án (năm 2001)

Nội dung Bản Khanh Bản Biện Bản Thống

Nhất

Số hộ dân/số dân 54/298 25/175 23/122

Dân tộc 100% dân tộc Mường

Nghề nghiệp chủ yếu Trồng lúa, sắn, chăn nuôi.

Trồng lúa, sắn, ngô, đậu, chăn nuôi lợn, gà.

Trồng lúa, sắn, chăn nuôi lợn, gà.

Hiện trạng đời sống Nghèo Nghèo, thiếu

lương thực

Nghèo Điện, nước - Các hộ dân đều chưa có điện

- Sử dụng nước mưa và nước tại các khe suối, sông Bưởi cho mục đích sinh hoạt.

Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương. [1]

- Hệ sinh thái canh tác lúa nước cộng với canh tác nương rẫy trên đất rừng đồi núi và các khe thung lũng đá vôi là hình thức canh tác phổ biến của các bản trong khu vực dự án.

- Không có rừng giao khoán bảo vệ hoặc rừng trồng thuộc hộ gia đình và chỉ canh tác hoa màu ngoài lúa nước, chủ yếu là mía, ngô, đậu tương, lạc, rau quả. Nhưng giá cả và các phương tiện thu mua không ổn định.

- Các bản đều thuộc diện nghèo, 70% số hộ thiếu lương thực từ 2 đến 3 tháng (ăn độn ngô, sắn và ăn không đủ no). Tỷ lệ tăng dân số là 2,1 đến 2,5%. Có 80% số trẻ đến tuổi đi học được đến trường nhưng cơ sở nhà trường còn nghèo nàn và thiếu thốn.

Bảng 3.14. Hiện trạng đời sống các hộ dân sau khi có dự án (năm 2010)

Nội dung Bản Khanh Bản Biện Bản Thống

Nhất Số hộ dân/số dân 70/415 29/143 30/148 Dân tộc 100% dân tộc Mường 100% dân tộc Mường 100% dân tộc Mường Nghề nghiệp chủ yếu Trồng đậu tương,

sắn, chăn nuôi.

Trồng đậu

tương, mía, sắn, ngô, đậu, chăn nuôi lợn, gà. Trồng đậu tương, sắn, chăn nuôi lợn, gà. Khoảng cách tới các cơ sở Trường học - Tiểu học: 1.5km - THCS, THPT: 7 km - Nhà trẻ: 7km - Tiểu học: 2km - THCS: 4km - THPT: 9km - Tại bản - THCS: 2km - THPT: 7km Y tế Trạm xá: 7km Trạm xá: 9km Trạm xá: 7km TT Thị trấn/chợ 7km 9 km 7 km

Điện, nước - Các hộ dân tại bản mới có điện từ tháng 2 năm 2010. - Sử dụng nước mưa và nước tại các khe suối, sông Bưởi cho mục đích sinh hoạt.

Nguồn: Phỏng vấn bán chính thức các trưởng bản và người dân quanh khu vực dự án.

- Hiện các hộ dân thuộc các bản nằm trong khu vực VQG đều được Ban Quản lý Vườn khoanh vùng cho bà con bảo vệ rừng. Mỗi bản được bầu ra 4 người ký hợp đồng với Ban Quản lý Vườn, cứ 3 tháng Ban Quản lý sẽ đi kiểm tra một lần. 1 người được giao quản lý khoảng 10ha rừng và hưởng khoảng 1,2 triệu đồng/năm.

- Trong khu vực các bản không có xưởng cưa mộc, xưởng cưa mộc chỉ có ở Thạch Quảng (cách khu vực dự án 9km).

- Khu vực thường xuyên thiếu nước vào mùa khô, một vài hộ dân phải tiến hành khoan giếng (ở độ sâu 30m) mới thấy có nước. Do giá khoan là 5 triệu đồng/giếng nên chỉ có vài hộ gia đình có giếng khoan.

- Các hộ dân được phát cam kết không vào rừng phát nương rẫy, phá rừng, săn bắn động vật, chăn thả gia súc, vận chuyển và khai thác lâm sản,…đến tận nhà các hộ dân nằm trong khu vực VQG.

Qua phỏng vấn trưởng bản và một số người dân trong xóm cho thấy những tác động đến đời sống khi có tuyến đường chạy qua VQG của các bản đều có đặc điểm chung như sau:

- Tuyến đường được hình thành thì việc đi lại dễ dàng hơn, (bản Khanh trước kia phải lội sông Bưởi đi học). Đường xá thuận tiện dẫn đến việc giao lưu và tiêu thụ cũng tăng. Theo ông trưởng bản Biện thì giá cả hàng hóa tiêu thụ được giờ tăng lên được 5 giá so với trước khi có đường.

- Khu vực được xây cầu cạn hiện nay trước kia là bãi bồi của sông Bưởi, nay diện tích đó không còn nên đất đai canh tác bị thu hẹp.

- Tuyến đường cầu cạn được đắp cao từ 5 - 6m gây khó khăn cho việc khênh vác các sản phẩm nông nghiệp. Trước kia một số hộ dân trồng mía nhưng nay một phần do thiếu đất, một phần do đường đắp cao nên các hộ dân này không trồng mía nữa. Ngoài ra, nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất lương thực và chăn nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, do vậy khi tuyến đường đắp cao vô hình chung tạo nên bờ tường gây khó khăn cho việc bơm nước từ sông Bưởi lên để tưới cây hoa màu.

- Các hộ dân xóm Khanh trước khi xây dựng đường Hồ Chí Minh được coi là vùng 3 nên hàng tháng được tài trợ muối gạo, từ khi con đường hoàn thành thì không được trợ cấp nữa.

- Theo trưởng trạm kiểm lâm số 4, từ khi tuyến đường hoàn thành xuất hiện hiện tượng đổ trộm rác thải, phế thải vào ban đêm tại khu vực.

* Nhận xét chung: Tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội của các bản thuộc dự án là không thể tránh khỏi, ở dự án này tác động tiêu cực chính yếu là mất diện tích đất canh tác trên nền mức đời sống của các hộ dân đều thuộc diện nghèo. Tuy nhiên, các hộ dân đều nhận thấy đời sống của họ được nâng cao hơn so với trước, cụ thể:

- Số hộ nghèo trong các bản đã giảm đi đáng kể (trước kia là 70% số hộ, nay chỉ còn khoảng 2-5% số hộ nghèo trên tổng số hộ dân).

- Không còn hiện tượng thiếu ăn, ăn độn ngô, độn sắn. Trên thực tế mỗi gia đình hàng năm thu lợi trung bình từ 15 - 20 triệu đồng. Có khoảng 2,5% số hộ thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên với nhiều ngành nghề tổng hợp (canh tác, thủ công, dịch vụ sản xuất và đời sống, buôn bán ngoài,…).

- 100% số trẻ đến tuổi đi học được đến trường, đường xá thuận tiện nên số học sinh hết cấp bỏ học đã giảm đi đáng kể (trước kia chưa có cầu bắc qua sông Bưởi học sinh phải đi đò sang sông mới đến trường).

Bản Biện (xóm được TĐC) khi làm đường HCM

Phỏng vấn hộ dân làm dịch vụ xay xát tại bản Khanh

Hình 3.8. Phỏng vấn hiện trạng đời sống KTXH khu vực dự án

Một phần của tài liệu đánh giá môi trường tuyến đường hồ chí minh qua vườn quốc gia cúc phương (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w