KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá môi trường tuyến đường hồ chí minh qua vườn quốc gia cúc phương (Trang 78 - 81)

Tổng hợp những phân tích trong luận văn chúng ta có những kết luận về: Các tác động đến môi trường trong giai đoạn hoạt động của tuyến đường Hồ Chí Minh tới VQG Cúc Phương và đưa ra những kiến nghị nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực. I. KẾT LUẬN

- Đường Hồ Chí Minh là một công trình hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, chính trị an ninh quốc phòng của nước ta, là một công trình mang tính chiến lược phát triển của thế kỷ thứ 21. Nhưng giá trị đa dạng sinh học của VQG Cúc Phương cũng vô cùng to lớn, là nơi đang dự trữ nguồn gen phong phú nhất. Do vậy, việc tôn trọng bảo vệ, giữ gìn nguồn gen sinh học là điều quan trọng trong hiện tại và tương lai.

- Các tác động đến môi trường VQG Cúc Phương do tuyến đường Hồ Chí Minh có thể tóm tắt như sau:

+ Ô nhiễm môi trường: từ các kết quả đo đạc và phân tích, so sánh giữa hiện trạng môi trường tháng 5 năm 2010 (giai đoạn khai thác) và tháng 8 năm 2004 (môi trường nền), có thể thấy các thông số về môi trường năm 2010 cao hơn năm 2004, tuy nhiên vẫn ở mức thấp hơn TCVN và QCVN. Hiện do tuyến đường vẫn chưa có nhiều phương tiện giao thông qua lại, nhưng dự báo trong tương lai mức độ ô nhiễm sẽ tăng lên cùng với việc gia tăng các phương tiện giao thông.

+ Sạt lở, sụt trượt: Hiện tuyến đường chưa có hiện tượng sạt lở hay sụt trượt, thiết kế xây tường chắn và kè rọ đá tại những vị trí địa chất yêu nhằm giảm thiểu hiện tượng này đang được thể hiện rõ hơn sự hợp lý.

+ Đời sống xã hội: Các hộ dân sống tại 3 bản (Khanh, Biện và sông Ngang) đều nhận thấy rằng đời sống được nâng cao hơn sau khi có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua khu vực sinh sống. Hiện tượng vào rừng đốt nương làm rẫy hay săn bắt thú rừng đã giảm đáng kể so với trước kia.

+ Qua tổng kết đánh giá của Ban QL lý Dự án đường Hồ Chí Minh và Ban QL VQG Cúc Phương, tuyến đường với thiết kế xây cầu cạn, làm hầm chui cho các loài thù hiện vẫn đang phát huy tốt vai trò và chức năng. Các loài thú trước kia qua lại khu vực này hiện nay vẫn thấy xuất hiện.

- Công tác quản lý, xã hội hóa và bảo vệ rừng được Ban Quản lý VQG Cúc Phương thực hiện kết hợp với chính quyền các địa phương, người dân trong khu vực dự án đã và đang cho những kết quả tốt. VQG Cúc Phương là một trong những VQG có số vụ vi phạm lâm tặc, đốt nương làm rẫy,… ít nhất so với các VQG khác ở Việt Nam.

- Hiện nay, Vườn mới chỉ tổ chức quản lý tuyến đường Hồ Chí Minh bằng việc tổ chức lực lượng Kiểm lâm tăng cường tuần tra kiểm soát trên tuyến đường và khu vực rừng trên địa bàn không để tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản đi qua tuyến đường này. Hiện tại có 3 trạm kiểm lâm đóng xen kẽ trên khu vực 7,5 km đường Hồ Chí Minh đi qua.

- Những dự báo đưa ra trong báo cáo ĐTM đã được Bộ KHCN và Môi trường phê duyệt (năm 2001) so với các đánh giá tại giai đoạn khai thác sau 3 năm đi vào hoạt động của đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG không có sự sai lệch lớn (tác động đến môi trường không khí; sạt lở và sụt trượt; hệ sinh thái và đa dạng sinh học; kinh tế xã hội). Ngoại trừ mức ồn được dự báo vào năm 2010 trong báo cáo ĐTM cao hơn 19,8dBA so với kết quả quan trắc hiện tại, nguyên nhân là do lưu lượng dòng xe dự báo lớn hơn nhiều so với thực tế. Hiện tại, lưu lượng xe qua đoạn tuyến chỉ khoảng 258 xe/ngày đêm do nhiều nguyên nhân như: tuyến đường Hồ Chí Minh thường xuyên bị sạt lở, nhu cầu đi lại và vận chuyển không nhiều do tập trung thưa thớt dân cư hơn Quốc lộ 1A, các tuyến đường nhánh ra vào đường Hồ Chí Minh có chất lượng không tốt,.... II. KIẾN NGHỊ

Để giảm bớt những tác động của tuyến đường Hồ Chí Minh tới VQG Cúc Phương chúng tôi có những kiến nghị:

- Đưa kế hoạch bảo vệ nguồn nước của sông Bưởi, nguồn nước quan trong trọng cho động vật ở vườn quốc gia Cúc Phương vào kế hoạch quản lý môi trường chung của Vườn,

- Tiếp tục công tác kiên cố hóa bền vững ta luy âm đoạn đi sát bờ sông bưởi giảm tối đa hiện tượng sụt lở bờ sông khi mùa mưa lũ,

- Xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án nhằm giám sát, đánh giá và quản lý tài nguyên nói chung trong đó có đánh giá tác động môi trường trên tuyến đường Hồ Chí Minh,

- Xây dựng, tiến hành các dự án đầu tư như: Khoan giếng để có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt, hỗ trợ chương trình, kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp,.. tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao mức thu nhập cho cộng đồng sống trong vùng lõi của VQG. Để họ không vào rừng săn, bẫy bắt các loại chim thú, côn trùng,…giảm sức ép cho rừng. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học cho những hộ dân,

- Xây dựng trạm đăng kiểm tại điểm đầu đường Hồ Chí Minh vào VQG Cúc Phương để kiểm soát các phương tiện giao thông về mặt khí thải, tải trọng nhằm giảm thiểu các tác động về mặt ô nhiễm môi trường trong tương lai khi các phương tiện giao thông gia tăng,

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý VQG Cúc Phương với các ngành, các cấp; kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết xử lý các vụ buôn bán, săn bắt các loại côn trùng, chim thú và cây rừng dưới mọi hình thức. Tăng cường lực lượng kiểm tra bảo vệ rừng, đặc biệt là đoạn qua đường Hồ Chí Minh để tránh tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản đi qua tuyến đường này.

Một phần của tài liệu đánh giá môi trường tuyến đường hồ chí minh qua vườn quốc gia cúc phương (Trang 78 - 81)

w