Các phương pháp quản lý việc thu gom nhớt thải trên địa bàn quận

Một phần của tài liệu Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp (Trang 73 - 74)

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

6.3 Các phương pháp quản lý việc thu gom nhớt thải trên địa bàn quận

6.3.1. Quản lý qua Sở Tài Nguyên và Môi Trường

Sở Tài Nguyên và Môi Trường có trách nhiệm trong việc quản lý nguồn nhớt thải ra môi trường của thành phố, việc kê khai lượng dầu nhớt thải ra là rất cần thiết. Nó giúp cho công việc quản lý môi trường được dễ dàng hơn. Và thực hiện việc giám sát này là do cán bộ của Phòng Môi Trường quận, huyện theo dõi, kiểm tra và báo cáo định kỳ hàng tháng lên cho phòng quản lý chất thải rắn thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường thành phố

6.3.2. Quản lý qua các Công ty Môi trường Đô thị của thành phố

Công ty Môi Trường Đô Thị Thành Phố có hợp đồng với các cơ sở, xí nghiệp hoạt động sản xuất nhận vận chuyển, thu gom và xử lý nguồn dầu nhớt thải này 6.3.3. Quản lý qua các đầu mối thu gom lớn ở thành phố cho tới các tổ, nhóm thu gom nhỏ hơn

Theo tác giả khảo sát được biết trên địa bàn thành phố có khoảng 5 đầu mối thu mua nhớt thải lớn tập trung ở các cửa ngõ ra vào thành phố, từ đây sẽ phân cấp xuống tới các tổ, các nhóm thu gom nhớt nhỏ hơn

6.3.4. Cộng tác với một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực thu gom, xử lý nhớt cặn

Việc cộng tác với một công ty như vậy thì rất dễ dàng cho công tác thu gom và quản lý, do đã có sẳn nền, móng, các phương tiện, trang thiết bị, và quy trình thu gom nhớt cũng đã được hoạch định sẳn

6.3.5. Các biện pháp kỹ thuật: Trình tự được thực hiện như sau

- Lập bảng thống kê số lượng nhớt thải ra từ các phương tiện, thiết bị dân dụng, có tham khảo số liệu của phòng cảnh sát giao thông thành phố, phòng thống kê, sở giao thông công chánh, các đầu mối.

Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.

- Lập danh sách các đầu mối thu gom, cá nhân thu gom, các công ty Môi Trường Đô Thị hoặc các doanh nghiệp có thể phát sinh nhớt thải

6.3.6. Lập một đơn vị thu gom mẫu khoảng 5 người hoặc lấy một mô hình thực tế - Trang bị dụng cụ, phương tiện, tiền mua nhớt thải

- Đào tạo sơ bộ hiểu biết về chủng loại, phân loại, vận chuyển, lưu giữ nhớt thải. - Có bảo đảm cho người thu gom về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

- Có thể khoán mua sản phẩm hoặc trang bị toàn bộ hay từng phần cho mỗi người thu gom.

Một phần của tài liệu Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)