TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
4.1.2 Tổng quan về dầu nhớt thải (dầu nhớt cặn)
Theo giáo trình Quản Lý Chất Thải Nguy Hại của TS. Lê Thanh Hải kết quả khảo sát về tình hình sử dụng nhớt trên địa bàn thành phố của Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, đường đi của dầu nhớt như sau:
quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
Hình 4.1 Đường đi của dầu nhớt 4.1.2.1 Nguồn gốc phát sinh:
Dầu nhớt thải có nguồn gốc phát sinh rất rộng lớn từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, các xí nghiệp, cơ sở sản xuất có sử dụng máy móc đều có sử dụng dầu nhớt để bôi trơn các máy móc. Do đề tài này chỉ nghiên cứu bên lĩnh vực hoạt động giao thông nên dầu nhớt có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt động bảo dưỡng xe ôtô của các xưởng sửa chữa, từ các cơ sở sửa - rửa xe máy, từ các cây xăng có rửa xe thay nhớt, từ các điểm rửa xe thay nhớt mà phát sinh ra dầu thải, đây là một loại chất thải nguy hại điển hình, nằm trong danh mục chất thải nguy hại (ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTN ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)
4.1.2.2. Thành phần của dầu nhớt thải
Dầu nhớt thải là dầu sau khi sử dụng xong được thải bỏ, là chất nhờn có màu đen, quánh lại, không hoà tan trong nước, bền vững và có chứa các chất hoá học độc hại và các kim loại nặng, nó phân huỷ rất chậm và có ở khắp mọi nơi. Trong suốt quá trình sử dụng dầu để bôi trơn động cơ xe, chúng sẽ bị nhiễm bụi, kim loại nặng nguy hại do sự mài mòn chi tiết máy và chứa những chất hoá học độc hại do quá trình cacbon hoá xảy ra trong lúc vận hành động cơ, chứa nước hay một số hợp chất hoá
Nhà sản xuất dầu nhớt
Công ty kinh doanh
xăngdầu Cơ sở sửa xe, rửa xe
Xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất
Phương tiện giao thông vận tải
Lượng nhớt chưa được
kiểm soát Lượng nhớt được kiểm soát
Dùng để quét gỗ chống mối mọt
Tái chế nhớt, sản xuất dầu bôi trơn Thải ra môi trường tự
quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
học khác làm cho dầu không còn tính tốt nữa. Điều này dẫn đến dầu trở thành phế thải nhưng dầu thải hoàn toàn 100% có khả năng tái sinh hay tái chế lại sử dụng cho mục đích khác.
Theo Quyết định 23/2006/QĐ-BTHMT về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại, dầu nhớt thải có “Mã CTNH” và một số đặc tính sau:
Theo mã Basel (A/B) được ký hiệu là A3020, mã Basel (Y) là Y8
Là chất thải nằm trong Mục 17, bao gồm nhóm chất thải chung mà mọi nguồn thải đều có thể phát sinh
Tính chất nguy hại chính là: độc, độc sinh thái, cháy - Tính độc có 3 loại sau
Độc cấp tính: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe qua đường ăn uống, hô hấp, qua da
Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da
Sinh khí độc: Các chất thải chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật
Trong trường hợp này dầu thải có tính chất độc từ từ hoặc mãn tính, do khi tiếp xúc nó sẽ ngấm từ từ qua da gây hay hít thở phải hơi, khí độc sinh ra trong quá trình tái chế dẫn đến tích luỹ sinh học và gây bệnh ung thư.
- Tính độc sinh thái: Là chất có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích luỹ sinh học và hoặc gây tác hại đến các hệ sinh vật.
- Dầu thải tại các cơ sở sửa xe máy bị đổ, thấm ra môi trường đất, khi mưa xuống, thấm vào đất, vào mạch nước ngầm, một phần bị cuốn theo nước mưa chảy ra kênh, rạch sông. Do là chất khó phân huỷ nên nó bền vững trong môi trường và tồn tại trong trầm tích đáy sông, tích luỹ trong cơ thể sinh vật từ bậc thấp đến cao theo chuỗi thức ăn, gây độc cho môi trường và sinh vật
- Đặc tính cháy, có một số dạng sau:
Chất thải lỏng dễ cháy: Là các chất thải ở dạng lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ bắt cháy thấp theo các tiêu chuẩn hiện hành
quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.
Chất thải rắn dễ cháy: Là các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển
Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Là chất thải rắn hoăc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng tự bốc cháy
Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Là các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra lượng khí dễ cháy nguy hiểm
Theo những đặc tính trên thì dầu nhớt thải là chất thải lỏng dễ cháy, do đó người ta mua dầu thải về trộn với dầu FO làm nhiên liệu đốt trong các lò nấu sắt, gang, nhôm. Nhưng khi đốt dầu nhớt thải không đúng quy cách sẽ tạo ra những chất cực độc như Furan, Dioxin,…, có mùi rất khó chịu và gây ô nhiễm môi trường chính vì không có chính sách quản lý dầu nhớt thải một cách hợp lý nên để tình trạng mua bán, sử dụng chất thải nguy hại một cách tràn lan, tự phát, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Trạng thái tồn tại của dầu thải là ở dạng lỏng, còn ở dạng rắn là các giẻ lau dầu nhớt, can thùng chứa nhớt thải. Các giẻ lau dầu nhớt này chính là nguồn chất thải nguy hại tại các điểm sửa, rửa xe mà họ đổ trực tiếp chung với rác sinh hoạt. Nếu tại các cơ sở này, việc phân loại các giẻ lau dầu tốt là không đổ chúng chung với rác sinh hoạt thì cách phân loại tại nguồn này sẽ giúp một phần lớn công tác phân loại chất thải nguy hại trong rác thải sinh hoạt, giúp việc xử lý chúng một cách dễ dàng hơn.
Ngưỡng nguy hại: luôn là chất thải nguy hại trong mọi trường hợp