Ảnh hƣởng của dầu thải đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng xung quanh

Một phần của tài liệu Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp (Trang 28 - 29)

TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

4.1.3 Ảnh hƣởng của dầu thải đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng xung quanh

quanh

Dầu bôi trơn sau khi sử dụng xong không được thải ra môi trường vì nó là chất làm ô nhiễm môi trường, chúng có chứa nhiều chất bẩn, axit, các kim loại nặng do trong thành phần của nó đã có sẵn hàm lượng kim loại nặng (gồm các kim loại Ca, Mg, Zn) và do quá trình mài mòn các chi tiết máy lúc vận hành…, nên chú ý không cho dầu thấm vào đất, vào nguồn nước, hệ thống cống rãnh, mương, gây nguy hại đến môi trường đất, nước, và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chỉ với một lít

quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp.

Đối với sức khoẻ con người, có thể tiếp xúc qua da, ăn uống, hô hấp, không nên để da thường xuyên tiếp xúc tiếp với nguồn nhớt đã sử dụng vì chúng có thể tiếp xúc trực tiếp qua da và tích luỹ trong cơ thể làm tích tụ sinh học gây nên bệnh ung thư, và các bệnh mãn tính khác ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Sử dụng dầu thải làm than tổ ong siêu cháy còn gây nguy hiểm cho con người rất nhiều, việc đốt than tổ ong hàng ngày có nhiều tác hại cho sức khỏe do khí CO và CO2 từ bếp than xâm nhập vào cơ thể, sẽ gây tổn thương vỏ não, dẫn tới hôn mê, thậm chí tử vong nếu như không được cứu chữa kịp thời. Vì trong các loại dầu nhớt thải có rất nhiều kim loại nặng độc hại. Khi than cháy, các phân tử kim loại có thể theo khói đi vào phổi người sử dụng và gây nguy cơ ung thư phổi

Dầu thải hoàn toàn 100% có khả năng tái chế đựơc (như đã trình bày ở sơ đồ trên) hiện nay thị trường dầu thải cũng đang có sự cạnh tranh nhau giữa những người thu mua dầu thải, họ thu mua với nhiều mục đích khác nhau, để sản xuất nhớt tái sinh, tái chế ra các sản phẩm thứ cấp như mỡ cấp thấp, dầu bôi trơn thông thường (once through),…và cuối cùng dầu thải được đưa vào lò đốt sử dụng nhiên liệu nặng là dầu FO như những lò nấu gang, nấu sắt,…Do đó có sự cạnh tranh nhau giữa những điểm thu mua trong khi hiện nay thì giá xăng, dầu trên thế giới tăng cao, kéo theo giá thành nhiên liệu trong nước cũng tăng vọt theo, mà đặc tính của dầu nhớt thải lại có khả năng cháy, nên nguồn hàng này vô cùng quý giá cho những cơ sở sử dụng nó làm nhiên liệu. Và chính việc sử dụng dầu nhớt thải làm nhiên liệu đã tạo ra nhiều khí CO2, CO, thậm chí có cả Furan, Dioxin, và khói đen gây ô nhiễm môi trường không khí, và có mùi hôi, xốc, hăng hắt rất khó chịu nếu ngửi phải.

Một phần của tài liệu Điều tra, khảo sát tình hình xả thải, thu gom, lưu trữ và tái chế nhớt thải trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý thích hợp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)