Bảng 3.4: Mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu 01/01/2009 31/12/2009 Chênh lệch %
VLĐTX 44,872,323,648 20,004,153,110 (24,868,170,538) (55.41)
N/cVLĐ 22,128,590,960 24,700,232,520 2,571,641,560 11.62
VBT 22,743,732,688 (4,696,079,410) (27,439,812,098) (120.65)
(Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty)
Vốn lưu động thường xuyên:
VLĐTX ở cả đầu kỳ và cuối kỳ đều dương, VLĐTX cuối kỳ giảm mạnh so với đầu kỳ 24,868 triệu đồng (55.41%), cho thấy nguồn vốn dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn giảm. Trong đó nguồn vốn dài hạn tăng 939 triệu đồng làm tăng VLĐTX, tuy nhiên tài sản dài hạn tăng làm VLĐTX giảm là 25,803 triệu đồng. Tài sản cố định tăng mạnh 21,539 triệu đồng, nguyên giá tài sản cố định hữu hình tăng 7,404 triệu đồng, nguyên giá tài sản cố định vô hình tăng 10,000 triệu đồng, đây là một xu hướng rất tốt đối với Doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường và vị thế của Doanh nghiệp. Mặt khác việc đầu tư này vẫn trên cơ sở nguồn vốn dài hạn.Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng mở rộng lĩnh vực đầu tư tài chính
(tăng 6,402 triệu đồng) nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Trong nguồn vốn dài hạn tăng hoàn toàn do tăng nguồn vốn chủ sở hữu, còn nợ dài hạn giảm rất mạnh 2,916 triệu đồng (87.06%), như đã phân tích ở trên, điều này là do trong kỳ, phần lớn nợ dài hạn đã đến hạn thanh toán và chuyển sang khoản mục nợ ngắn hạn. Ta thấy hệ số nợ của Doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ là 0.39<0.5 vì vậy trong các năm tiếp theo Doanh nghiệp có thể vay thêm nợ dài hạn để tăng nguồn vốn có tính ổn định cao, trong khi vẫn giữ được một cơ cấu tài chính có rủi ro cho phép. Việc tăng vốn chủ sở hữu 3,851 triệu đồng là do tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp trích lập quỹ nhiều hơn, làm tăng năng lực tài chính cho Doanh nghiệp.
VLĐTX giảm là cần thiết trên góc độ sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo một cơ cấu vốn an toàn.
Nhu cầu vốn lưu động:
N/cVLĐ ở đầu năm và cuối năm đều dương, chứng tỏ Doanh nghiệp có phần vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ 3 trong quá trình sản xuất kinh doanh.
N/cVLĐ của Doanh nghiệp tăng 2,571 triệu đồng (11.62%) trong khi doanh thu thuần của Doanh nghiệp tăng 68,382 triệu đồng (19.21%), tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của nhu cầu vốn lưu động, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp đã tăng lên, đây là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp.
Bảng 3.5: Sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng tới N/c VLĐ:
Tài sản kinh doanh Nợ kinh doanh
1. Các khoản phải thu (11,799,519,862) 1. Phải trả người bán 633,620,869
Phải thu khách hàng (15,048,427,065) 2. Người mua trả tiền
trước (9,155,415,361)
Trả trước cho người bán 2,932,632,203 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2,869,816,164
Các khoản phải thu khác 316,275,000 4. Phải trả người lao động (1,938,905,088) 2. Hàng tồn kho 16,588,547,128 5. Chi phí phải trả (108,088,687)
Hàng tồn kho 16,588,547,128 6. Các khoản phải trả,
3. Tài sản ngắn hạn khác (5,056,737,095)
Chi phí trả trước ngắn hạn 126,010,600
Thuế GTGT được khấu trừ (5,824,180,601)
Tài sản ngắn hạn khác 641,432,906
Cộng (267,709,829) Cộng (2,839,251,389)
(Nguồn: phòng tài chính – toán công ty)
Từ bảng, ta nhận thấy N/cVLĐ tăng, hoàn toàn do nợ kinh doanh tăng 2,839 triệu đồng, trong khi đó tài sản kinh doanh giảm 267 triệu đồng.
Sự giảm đi của tài sản kinh doanh chủ yếu do sự giảm của khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác, trong khi hàng tồn kho vẫn tăng. Hàng tồn kho tăng 16,558 triệu đồng, trong đó lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ là 24,227 triệu đồng ,đầu kỳ là 9,887 triệu đồng, thể hiện vốn công ty bị ứ đọng nhiều trong khâu dự trữ. Bên cạnh đó, khoản phải thu của Công ty giảm trong khi doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ vẫn tăng 19.21%, đây là một xu hướng tốt, tuy nhiên nếu vì điều này mà làm giảm sản lượng hàng hóa tiêu thụ thì cần phải xem xét.
Nợ kinh doanh giảm mạnh 2,839 triệu đồng thể hiện DN giảm chiếm dụng vốn từ bên thứ 3, trong đó khoản mục người mua trả tiền trước giảm 9,155 triệu thể hiện trong kỳ Doanh nghiệp đã giao hàng cho bên mua đã đặt hàng và ứng trước, thể hiện uy tín của Doanh nghiệp. Trong năm, Doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn do chiếm dụng người bán và các khoản nợ nhà nước, tuy nhiên Công ty cần thực hiện nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính và kỷ luật thanh toán.
Vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền của Doanh nghiệp giảm mạnh, tại thời điểm đầu kỳ, Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ 22,743 triệu đồng, ở thời điểm cuối kỳ, Doanh nghiệp thiếu hụt ngân quỹ là 4,696 triệu đồng, như vậy ở thời điểm cuối kỳ, Doanh nghiệp chưa có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ cho nhà cho vay nếu các khoản nợ này đến hạn. Điều này chủ yếu do khoản mục tiền và tương đương tiền giảm mạnh 21,165 triệu đồng, trong khi khoản mục vay và nợ ngắn hạn tăng 7,274 triệu đồng.
Bảng 3.6: Mối quan hệ cân bằng trên BCĐKT:
Đầu kỳ
VBT 22,743 VLĐTX
Cuối kỳ
(Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty)
Tại thời điểm đầu kỳ, VLĐTX lớn, N/c VLĐ được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn, Doanh nghiệp dư thừa ngân quỹ trên cơ sở nguồn vốn dài hạn, đây là một cơ cấu tài chính ít rủi ro, tuy nhiên giảm hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp trong kỳ vì chi phí sử dụng vốn dài hạn luôn cao hơn chi phí sử dụng vốn ngắn hạn đặc biệt là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.
Tại thời điểm cuối kỳ, N/cVLĐ>0, VLĐTX>0, VBT<0, nhu cầu vốn lưu động được tài trợ bằng một phần bằng nguồn vốn dài hạn, một phần bằng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn. Ta nhận thấy Doanh nghiệp đang dịch chuyển sang một cơ cấu vốn hợp lý hơn, vừa đảm bảo có nguồn vốn dài hạn ổn định tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn, vừa tối ưu hóa chi phí sử dụng vốn.