–Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty In Tạp chí Cộng Sản” potx (Trang 32 - 38)

III- Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện cơ cấu tổ

1–Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty In Tạp chí Cộng sản là một trong những công ty in có lịch sử lâu đời nhất Hà Nội ,chịu sự quản lý của Đảng và Nhà nước .Trải qua nhiều thăng trầm ,công ty ngày càng phát triển về mọi mặt ,xứng đáng là một cơ sở in đáng tin cậy của Đảng để in tạp chí cộng sản và các tài liệu lý luận khác của Đảng là nhiệm vụ chủ yếu trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển của công ty .Chính vì thế để đáp ứng nhu cầu đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của Bộ biên Tập Tạp Chí Cộng Sản .

Cho đến năm 1967các tài liệu do bộ biên tập Tạp chí cộng sản biên soạn đều in ở báo Nhân Dân và một vài nhà in khác ở Hà Nội .Thời kỳ này đế quốc Mỹ cho máy bay bắn phá miền Bắc rất ác liệt nên việc tổ chức biên tập Tạp chí Cộng Sản lại càng thêm khó khăn .Vì vậy bộ biên tập cần có một nhà in riêng để ổn định công tác xuất bản tạp chí ,đây là một nhu cầu tất yếu. Giai đoạn 1968-1977.

Ngày 20/ 01/ 1968 thực hiện ý kiến của Ban Bí thư TW Đảng, Thủ tướng Chính phủ có quyết định 20/VG chuyển giao xí nghiệp Bắc Hà ( thuộc Bộ Văn Hoá ) là xí nghiệp in công ty hợp doanh và đang tham gia in tờ Tạp chí của Đảng – Tạp chí Học tập – cho Bộ Biên tập Tạp chí Học tập quản lý. Xí nghiệp in được đặt tên là Nhà in Tạp chí Học tập, địa điểm tại 38 Bà Triệu, Hà Nội. Như vậy, Đảng lại có thêm một Nhà in nữa bổ sung vào đội ngũ các đơn vị phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng. Ngoài địa điểm sản xuất chính ở 38 Bà Triệu, Nhà in còn quản lý một bộ phận in sơ tán tại thôn Liệp Tuyệt – tỉnh Hà Tây. Sau chiến tranh phá hoại của Mỹ cơ sở này đã tách bớt về một số Nhà in khác, chỉ có một bộ phận nhỏ chuyển về 38 Bà Triệu.

Lúc này, cũng như các Nhà in khác về trang bị đều sử dụng công nghệ in Tipô. Tuy hầu hết máy móc cũ kỹ nhưng Nhà in đã có dây chuyền khép kín, đồng bộ để sản xuất ra một ấn phẩm. Chính vì vậy việc in Tạp chí Học tập hoàn toàn là do Nhà in đảm nhận từ đầu cho đến lúc hoàn thành. Bộ Biên Tập Tạp chí Học tập rất quan tâm đến Nhà in và Nhà in đã dần dần được trang bị thêm máy để thay thế các thiết bị cũ. Đến cuối những năm 70 Nhà in đã có 4 máy Tipô 16 trang và một số máy in khổ nhỏ cùng với các máy móc thiết bị sau in như dao, máy gấp, máy đóng ghim, đưa Nhà in Tạp chí Học tập thành một Nhà in đứng vào hàng mạnh của Hà Nội lúc bấy giờ.

Trong khí thế hừng hực của nước chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, luôn được sự lãnh đạo toàn diện của Ban Biên tập, cán bộ công nhân Nhà in đã chịu đựng biết bao gian khổ, khắc phục muôn vàn khó khăn trong cuộc sống, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ in các số Tạp chí Học tập và một số tạp chí khác của Đảng với số lượng in hàng chục vạn bản mỗi kỳ.

Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất, các hoạt động khác như công tác Công đoàn, công tác đoàn thanh niên cũng đạt được nhiều thành tích. Dù cuộc sống còn quá nhiều khó khăn nhưng những công đoàn Nhà in đã tham gia tích cực việc cải thiện đời sống của công nhân từ con cá, mớ rau cho đến cân đường lạng thịt lúc xuân về.Từ các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang” cho đến phong trào học bổ túc văn hoá, phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi, thi tiếng hát hay Nhà in đều đạt thành tích cao và là một trong những đơn vị hàng đầu của quận, của Thành phố. Ngoài ra, đại đội tự vệ Nhà in với thành tích kỷ luật cao, tinh thần chiến đấu cao, năm nào cũng được công nhận là đơn vị quyết thắng.

Cùng với sự kiện giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Nhà in Tạp chí Học tập đánh dấu giai đoạn xây dựng, phát triển hào hùng

của mình 1968-1977. Với thành tích đạt được, Nhà in đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba.

Ngày 5/1/1977, Tạp chí Học tập đổi tên thành Tạp chí Cộng sản. Nhà in Tạp chí Học tập cũng đổi tên thành Nhà in Tạp chí Cộng sản.

Giai đoạn 1978-1987

Đây là giai đoạn đất nước gặp muôn vàn khó khăn, mới ra khỏi cuộc chiến tranh lại bị bao vây kinh tế, tiền vốn, vật tư phục vụ cho sản xuất gần như cạn kiệt. Nhưng với bản chất của dân tộc anh hùng, giai cấp anh hùng, dưới sự lãnh đạo sát sao của Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Nhà in Tạp chí Cộng sản kiên cường luôn hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Việc in các só Tạp chí Cộng sản chưa bao giờ bị giảm sút, luôn giữ vững cả số lượng và chất lượng. Lúc này, với uy tín của Nhà in, Tạp chí Xây dựng Đảng và một số tài liệu khác của Đảng đã được giao cho Nhà in Tạp chí Cộng sản thực hiện.

Các phong trào khác luôn luôn duy trì tốt dù số lượng công nhân đã giảm rất nhiều do việc sắp xếp lại sản xuất, ổn định tổ chức chuẩn bị cho các bước tiếp theo.

Nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập, đánh giá cao tinh thần vượt khó xây dựng và phát triển, Nhà nước tặng Nhà in Tạp chí Cộng sản huân chương lao động hạng Hai.

Cán bộ công nhân viên Nhà in Tạp chí Cộng sản rất phấn khởi với thành tích đạt được và đã hứa: luôn luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp tuyên truyền của Đảng, vì sự phồn vinh của đất nước.

Giai đoạn 1988-1997

Có thể nói năm 1988 là thời kỳ mở đầu của giai đoạn đổi mới đất nước: thời kỳ xoá bỏ bao cấp. Việc phân bổ chỉ tiêu in không còn nữa, các Nhà in phải chứng minh khả năng của mình bằng việc tự tìm lấy khách hàng và tự lo vật tư để đảm bảo sản xuất.

Những năm 1988-1990 cũng là thời kỳ cách mạng kỹ thuật mạnh mẽ nhất trong ngành in ở Việt Nam: Việc sắp chữ, in bằng bản chì không còn nữa mà thay vào đó bằng máy vi tính, bằng bản in offset. Sản phẩm làm ra từ công nghệ này có ưu thế hơn hẳn: đẹp hơn, thời gian nhanh hơn.

Do thiếu kinh phí, thiếu vốn, Nhà in Tạp chí Cộng sản chưa thể đổi mới thiết bị đạt với yêu cầu. Nhà in lâm vào tình cảnh thiếu việc làm, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động, tình hình vô cùng khó khăn tưởng chừng như không thể trụ nổi.

Tháng 4 năm 1990, Nhà in Tạp chí Cộng sản được giao về Ban tài chính – Quản trị Trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp của Liên hiệp xí nghiệp in Nhân dân và đổi tên thành Nhà in Nhân dân Hà Nội II. Cùng thời gian này để sắp xếp lại sản xuất, trong hai năm 1990-1991 Nhà in giải quyết 60% số cán bộ công nhân viên nghỉ chế độ 176. Cuối năm 1991 tổng số cán bộ công nhân viên của Nhà in chỉ còn 53 người.

Với 53 con người nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của cấp trên thì giai đoạn 1991-1992 là giai đoạn đổi mới công nghệ mạnh mẽ: từ hoàn toàn công nghệ in Tipô, tiếp cận và làm chủ các khâu của công nghệ in offset với các thiết bị trang bị khá hiện đại.

Kết thúc năm 1992, giá trị sản lượng của Nhà in đã tăng 70% so với 1991, thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng gấp 3 lần. Các khách hàng đã dần trở lại. Nhà in đã ra khỏi bế tắc.

Từ năm 1993 trở đi có thể coi là thời kỳ chuyển biến mạnh mẽ của Nhà in. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, cùng với những nỗ lực của bản thân, Nhà in đã đứng vững và dần bổ sung trang thiết bị hiện đại, chuyển đổi kịp thời các khâu cần thiết để hoàn thiện dây chuyền sản xuất theo kỹ thuật tiên tiến của ngành in. Offset hoá toàn diện đã mang lại cho Nhà in một số mặt mới, đặc biệt về cơ cấu sản phẩm và chất lượng in.

Ngoài tờ Tạp chí Cộng sản in đẹp hơn xưa rất nhiều, những sản phẩm màu của Nhà in đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính nhất.

Để phù hợp với tình hình mới, ngày 26/5/1995 Ban Bí thư TW Đảng đã quyết định giao Nhà in về Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản quản lý và ngày 14/11/1995 Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản quyết định đổi tên thành Nhà in Tạp chí Cộng sản. Cùng với việc sắp xếp lại tổ chức, Nhà in tiếp tục được bổ sung thiết bị, phát huy năng lực sản xuất, thu hút thêm nhiều khách hàng, tạo thế đi lên vững chắc.

Với những thay đổi cơ bản như đã nêu trên, Nhà in luôn hoàn thành xuất sắc trong mọi hoàn cảnh nhiệm vụ in Tạp chí Cộng sản và một số tạp chí định kỳ quan trọng như Nhân dân hàng tháng, Hoa học trò và đã thu hút được nhiều khách hàng khác.

Kể từ năm 1992 đến năm 1995 – năm bắt đầu sự phục hồi của Nhà in thì kết thúc năm 1997 giá trị sản lượng tăng gấp 5 lần. Thu nhập bình quân tăng gấp 4,5 lần.

Năm 1998, đánh giá cao thành tích vượt khó đi lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Nhà in Tạp chí Cộng sản, kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, Nhà in được Nhà nước tặng phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng nhất.

Giai đoạn 1978-nay

Ngày 22/1/1998, tức chỉ sau lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Nhà in Tạp chí Cộng sản và lễ đón nhận huân chương lao động hạng nhất hai ngày thì trụ sở 38 Bà Triệu của Nhà in được dỡ bỏ để xây lên một trụ sở mới. Và cũng chỉ sau 168 ngày, một trụ sở 5 tầng đàng hoàng, hiện đại đã mọc lên xứng với tầm vóc và sự đổi mới của Nhà in Tạp chí Cộng sản.

Từ năm 2000, chuyển về làm việc ở trụ sở mới thì năng lực Nhà in Tạp chí Cộng sản tăng lên đáng kể, không năm nào không có sự đầu tư đổi mới thiết bị, có những thiết bị trị giá nhiều tỷ đồng. Đến thời điểm hiện nay

thì hầu hết các bộ phận, các dây chuyền sản xuất đều được đầu tư số thiết bị hiện đại. Ngay phân xưởng sách là một bộ phận thủ công, các công đoạn đều dựa chủ yếu vào đôi bàn tay công nhân thì nay trong tất cả các khâu đều đã được trang bị máy thay thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các Nhà in khi tìm hiểu năng lực kỹ thuật thì bao giờ trước hết người ta cũng nhằm vào bộ phận chế bản. Khâu này có hiện đại, tinh xảo, khả năng xử lý các yêu cầu kỹ thuật cao thì sản phẩm mới có chất lượng cao. Thực vậy, phân xưởng chế bản của Nhà in Tạp chí Cộng sản là phân xưởng được đổi mới thiết bị liên tục. Không năm nào là không có trang thiết bị mới, hiện đại. Đến nay đây là phân xưởng chế bản mạnh trong số các Nhà in ở Hà Nội.

Phù hợp với xu thế đi lên trong cơ chế thị trường, trong đó đa dạng các loại hình kinh doanh để tăng tổng giá trị sản lượng, năm 2000 Bộ Biên tập và UBND Thành phố Hà Nội quyết định nâng cấp Nhà in thành Công ty in Tạp chí Cộng sản.

Năm 2001, Nhà in Tạp chí Cộng sản được cấp trên trang bị cho một máy in rất hiện đại trị giá nhiều tỷ đồng, riêng năm 2003 công ty mua sắm thêm 2 máy in 4 màu, đưa năng lực in nói riêng và vị thế của Nhà in lên thành một Nhà in vào hàng ngũ các Nhà in hiện đại nhất Thủ đô.

Dù thiết bị in có hiện đại đến đâu nhưng yếu tố con người mới là quyết định. Nắm bắt được điều đó, dưới sự lãnh đạo của Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản , công tác tuyển dụng, đào tạo rất được Ban lãnh đạo công ty coi trọng. 30% tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty in Tạp chí Cộng sản có trình độ đại học hoặc tương đương. Tất cả các công nhân kỹ thuật được đào tạo nâng cấp thường xuyên và đều đạt trình độ tương đương trung cấp.

Công tác công đoàn, đoàn thanh niên và phụ nữ hoạt động đều và có hiệu quả. Trong các năm gần đây kể từ năm 1998, các phong trào của công

ty đều đạt danh hiệu tiên tiến hoặc xuất sắc. Trong đó phải kể đến công tác quân sự, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động, công tác bảo vệ đưa vị thế của Công ty in Tạp chí Cộng sản lên hàng đơn vị mạnh đồng đều của thủ đô, xứng đáng với uy tín Nhà in của Đảng.

Như vậy, Công ty in Tạp chí Cộng sản đã trải qua 37 năm trưởng thành và phát triển. Công ty đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp phục vụ công tác tuyên truyền của Đảng và hiện nay đã trở thành một Công ty in nổi tiếng ở miền Bắc.

2. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây .

Một phần của tài liệu Đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty In Tạp chí Cộng Sản” potx (Trang 32 - 38)