Phân tích cấu trúc tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tài sản và nguồn hình thành tài sản (tức nguồn vốn) là những yếu tố không thể thiếu để giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn có được nguồn tài sản dồi dào, phong phú và có nguồn tài trợ, nguồn hình thành tài sản ổn định, hiệu quả. Do đó hình thành nên cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, gồm cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Chính vì thế, qua Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2008 có thể dễ dàng tổng hợp số liệu như bảng số liệu sau:

Bảng 2-1

Bảng phân tích cấu trúc tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ trọngTỷ 1.TSNH 945.801.894.756 92,49 905.000.850.031 92,02 -40.301.044.725 -4,26 -0,47 2.TSDH 76.794.555.130 7,51 78.499.334.224 7,98 +1.704.779.094 +2,22 +0,47 3.Tổng TS 1.022.596.49.86 100,00 984.000.184.255 100,00 -38.596.265.631 -3,77 0 4.Nợ phải trả 963.049.725.388 94,18 923.154.423.858 93,82 -39.895.301.530 -4,14 -0,36 5.VCSH 59.546.724.498 5,82 60.845.760.397 6,18 +1.299.035.899 +2,18 +0,36 6.Tổng NV 1.022.596.449.88 6 100,00 984.000.184.255 100,00 -38.596.265.631 -3,77 0

Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy, Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 (-3,77%).

Trong đó, về tài sản: Tổng tài sản giảm là do cơ cấu tài sản có những biến động. Cơ cấu tài sản gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn mà Tài sản ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-4,26%) còn Tài sản dài hạn

tăng lên (+2,22%) nên tổng hợp ảnh hưởng làm Tổng tài sản của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm 3,77%.

Không những thế, chính vì Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn có biến động tăng, giảm nên tác động đến tỷ trọng cơ cấu tài sản của Công ty. Khi Tài sản ngắn hạn giảm 4,26% thì tỷ trọng Tài sản ngắn hạn so với Tổng tài sản giảm 0,47% còn tỷ trọng Tài sản dài hạn trên Tổng tài sản tăng tương ứng là 0,47%. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn của Công ty chưa hợp lý. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn trong cả hai năm đều rất cao: năm 2007 đạt 92,49% và năm 2008 đạt 92,02%. Còn tỷ trọng Tài sản dài hạn lại thấp hơn rất nhiều, năm 2007: 7,51% và sang đến năm 2008: 7,89%. Mặc dù xu hướng biến động là tích cực nhằm để điều chỉnh tỷ trọng cơ cấu tài sản nhưng chưa thực sự có tác động mạnh. Khi xem xét nghiên cứu thì thấy: do trong cơ cấu Tài sản ngắn hạn của Công ty, hàng tồn kho và các khoản phải thu đều có giá trị rất cao và chiếm phần lớn nên Tài sản ngắn hạn có giá trị và chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, Tài sản dài hạn mà phần nhiều là Tài sản cố định không thường xuyên có những biến động, khi chuyển đổi cổ phần hóa được đánh giá lại với giá trị không cao nhưng giá trị sử dụng vẫn đáp ứng được đến giờ nên tỷ trọng Tài sản dài hạn chiếm không nhiều như Tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng tăng là vì trong năm qua Công ty bắt đầu có sự đầu tư thêm vào Tài sản cố định và Bất động sản đầu tư để thay thế dần một số thiết bị lạc hậu bằng thiết bị hiện đại hơn, bắt kịp với trình độ xây dựng của nhiều Công ty xây dựng cùng ngành nhưng mức đầu tư này còn khá nhỏ.

Về nguồn vốn, Tổng nguồn vốn của Công ty giảm (-3,77%) sở dĩ là do Nợ phải trả của Công ty biến động giảm lớn hơn nhiều so với biến động tăng của Vốn chủ sở hữu. Theo bảng số liệu trên, Nợ phải trả của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 là 4,14% còn Vốn chủ sở hữu tăng 2,18%. Điều đó đã tác động tích cực đến tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Tỷ trọng Nợ phải trả so với Tổng nguồn vốn giảm từ 94,18% xuống còn

93,82%, tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng từ 5,82% lên 6,18%, tức là tỷ trọng Nợ phải trả giảm 0,36% còn tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng 0,36%. Đây là dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Công ty: giảm Nợ phải trả và tăng Vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tỷ trọng Nợ phải trả của Công ty vẫn ở mức rất cao, trong hai năm đều trên 90%. Do đó Công ty có cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý và có thể thấy Công ty đang bị lệ thuộc nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài, nhất là nguồn vốn vay. Dầu vậy với xu hướng tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng Nợ phải trả cho thấy Công ty đã có những biện pháp tác động để giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài và ảnh hưởng đến tình hình tài chính.

Như vậy có thể thấy cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong năm 2008 có biến động và những biến động này đều có xu hướng tích cực nhằm tác động lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, Công ty chưa xây dựng được một cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lý, vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài và khả năng chủ động trong tài chính còn hạn chế. Trước tình hình kinh tế toàn cầu, đặc biệt là biến động của kinh tế Việt Nam năm 2008 vừa qua, tuy có tác động làm giảm Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn của Công ty nhưng Công ty vẫn có những cải thiện đối với cấu trúc tài chính như vậy đã góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w