VCSH (3/2) 9,62 9,66 +0,04
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Số vòng quay của Vốn chủ sở hữu năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 0,04 vòng. Hơn nữa, chỉ tiêu này ở cả hai năm đều khá cao, đều lớn hơn 9 vòng. Vì thế, kết hợp phân tích hai chỉ tiêu trên chứng tỏ Vốn chủ sở hữu của Công ty đang sử dụng mang lại hiệu quả. Bởi lẽ trong năm 2008 với 1 đồng Vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư đã tạo được mức lợi nhuận sau thuế cao hơn và Vốn chủ sở hữu vận động nhanh hơn so với năm 2007.
Nhưng các chỉ tiêu này có mức biến động tăng lên không nhiều cho thấy Công ty còn cần phải thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng Vốn chủ sở hữu, đáng chú ý nhất là biện pháp nâng cao chỉ tiêu sức sinh lời của Vốn chủ sở hữu bởi vì chỉ tiêu này dù có xu hướng tăng nhưng ở cả hai năm đều thấp. Sở dĩ như vậy trước hết là do năm 2008 Công ty bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nên dù lợi nhuận trước thuế của năm 2008 lớn hơn nhiều so với năm 2007 nhưng phải trừ đi khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nên mức biến động lợi nhuận sau thuế không nhiều. Bên cạnh đó, do Công ty được cổ phần hóa chưa lâu nên Vốn chủ sở hữu phần nhiều vẫn là từ vốn đầu tư ban đầu, còn các quỹ hay lợi nhuận chưa phân phối còn thấp và chưa dồi dào. Điều đó tác động đến mức
lợi nhuận của Công ty còn thấp so với quy mô Công ty. Do vậy mà sức sinh lời của Vốn chủ sở hữu tại Công ty chưa cao và cần được cải thiện. Dầu vậy chỉ tiêu này có mức biến động tăng nên cũng là dấu hiệu tích cực và có tác động tốt đến tình hình tài chính của Công ty.
Bên cạnh Vốn chủ sở hữu, vốn vay của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn. Tiền vay của Công ty gồm vay nợ ngắn hạn, vay nợ dài hạn kết hợp với một số khoản vay nợ khác. Chính vì thế, khoản vốn vay ngoài việc mang lại cho Công ty thêm nguồn tài trợ thì cũng đặt thêm trách nhiệm: Công ty phải sử dụng khoản vốn vay này như thế nào để đảm bảo thanh toán được lãi và gốc vay khi đến hạn. Do đó, như số liệu trình bày trong bảng 2-7, trang 37, ta thấy chi phí lãi vay của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 trong khi đó lợi nhuân kế toán trước thuế tăng nên khả năng thanh toán lãi vay của Công ty năm 2008 cao hơn so với năm 2007. Không những thế, chỉ tiêu này của hai năm đều lớn hơn 1 (>1) chứng tỏ Công ty có đủ khả năng thanh toán lãi vay mặc dù những khoản vay của Công ty là tương đối nhiều và chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy chứng tỏ vốn vay có khả năng sinh lời, tức là Công ty đi vay và sử dụng những khoản vay đó có hiệu quả.
Tuy vậy, dù cho vốn vay có mang lại lợi ích nhưng trước tình hình biến động của lãi suất ngân hàng trong năm 2008 cũng như điều chỉnh cân đối tỷ trọng vốn vay và Vốn chủ sở hữu nên Công ty đã có định hướng thu hẹp phạm vi vốn vay, cụ thể là giảm phạm vi các khoản vay nợ trong năm 2008 và giảm chi phí lãi vay. Mặc dù sự thu hẹp này chưa thấy rõ rệt và biến động chưa nhiều nhưng đã chứng tỏ Công ty đang thực hiện phối kết hợp các biện pháp để lành mạnh hóa được tình hình tài chính.
2.3.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Khi tham gia các hoạt động kinh tế sẽ phát sinh các chi phí, đó có thể là chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí phục vụ quản lý… Chính vì thế, khi phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty không thể bỏ qua phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.
Do đó, ta có bảng chỉ tiêu phân tích sau:
Bảng 2-11
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
1. Giá vốn hàng bán 504.519.285.604 542.712.025.316 +38.192.739.712 2. Chi phí tài chính 25.779.724.349 22.315.109.168 -3.464.615.181 3. Chi phí bán hàng 2.954.362.000 2.740.998.011 -213.363.989 4. Chi phí QLDN 13.262.559.817 12.936.761.656 -325.798.161
5. Chi phí khác 3.502.373 85.036.168 +81.533.795
6. Lợi nhuận thuần từ
HĐKD 795.573.082 5.448.154.228 +4.652.581.146
7. Lợi nhuận trước thuế 9.549.678.506 11.403.069.534 +1.853.391.028