2. Phải thu dà
2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán
Song hành cùng với các khoản công nợ, nhất là công nợ phải trả, Công ty còn phải đối diện với trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoản công nợ đó. Chính vì thế, khi phân tích tình hình công nợ Công ty sẽ kết hợp với phân tích tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ. Do vậy, ta có bảng số liệu với một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của Công ty như sau:
Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
1. Tiền và tương đương
tiền 46.077.117.067 46.309.844.224 +232.727.157 2. Tài sản ngắn hạn 945.801.894.756 905.500.850.031 -40.301.044.725 3. Nợ ngắn hạn 937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.732 4. Nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 5. Tổng tài sản 1.022.596.449.886 984.000.184.255 -38.596.265.631 6. Hệ số thanh toán tổng quát (5/4) 1,062 1,066 +0,004 7. Hệ số thanh toán nhanh (1/3) 0,049 0,052 +0,003 8. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (2/3) 1,008 1,009 +0,001 9. Vốn hoạt động thuần (2-3) 7.868.677.187 7.701.135.194 -167.541.993
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng phân tích, Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty năm 2008 là 1,066 lần còn năm 2007 là 1,062 lần, có nghĩa là chỉ tiêu này đã tăng lên 0,004 lần. Chỉ tiêu này ở cả hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ tài sản và có đủ khả năng thanh toán các khoản Nợ phải trả bằng toàn bộ tài sản hiện có.
Bên cạnh đó, Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,003 lần cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng theo thời gian. Nhưng vì tại thời điểm hai năm chỉ tiêu này đều thấp nên có thể thấy Công ty chưa đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn và nợ quá hạn, nói chung là các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy có nghĩa là nếu các đối tượng cho vay, các chủ nợ ngắn hạn đồng loạt đòi yêu cầu thanh toán, đòi Công ty trả nợ trực tiếp bằng tiền hay các giấy tờ có giá trị tương đương tiền, có khả năng thanh khoản nhanh thì Công ty sẽ gặp khó khăn. Tuy
nhiên, điều này có thể được giải thích là do Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây lắp, phần nhiều tiền đã được vật hoá vào nguyên vật liệu xây dựng, hàng tồn kho, tài sản cố định… và để rồi nhanh chóng chuyển vào giá trị của các công trình, dự án khi tiến hành thi công. Hơn nữa, không như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường có kỳ kinh doanh bình thường, có thể nhanh chóng quay vòng vốn khi bán sản phẩm, nhất là những sản phẩm có chu kì sản xuất ngắn thì Công ty lại có kỳ kinh doanh khá dài, đòi hỏi phải mất một thời gian khá lâu có khi là hàng năm, vài năm… để kết thúc một vòng sản xuất sản phẩm. Và chính vì vậy khả năng thu tiền về của Công ty không thể nhanh chóng nên lượng tiền mặt Công ty để lại không nhiều. Do đó, lượng tiền và tương đương tiền của Công ty thường thấp trong khi đó nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn vốn của Công ty nên theo cách xác định chỉ tiêu này thì chỉ tiêu này thường thấp. Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đang có biện pháp tác động tích cực để nâng cao khả năng thanh toán nhanh. Năm 2008, số nợ ngắn hạn của Công ty giảm, lượng tiền và tương đương tiền tăng so với năm 2007 nên chỉ tiêu này tăng lên.
Mặt khác do nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nên ngoài việc xem xét khả năng thanh toán nhanh, Công ty còn quan tâm đến khả năng thanh toán chung các khoản nợ ngắn hạn đó thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này của Công ty năm 2008 so với năm 2007 cũng tăng lên (+0,001 lần) và tại thời điểm hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ và thừa tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Bên cạnh đó, Công ty có Vốn hoạt động thuần trong cả hai năm đều đạt giá trị dương (>0) dù năm 2008 Vốn hoạt động thuần có giảm nhưng mức độ giảm không đáng kể. Từ đó, chứng tỏ Công ty vẫn duy trì một mức Vốn hoạt động thuần để đảm bảo khả năng thanh toán. Với mức Vốn hoạt động thuần dương như vậy cho thấy một phần Tài sản ngắn hạn của Công ty
được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Đây là một cơ cấu tài trợ tài sản rất phổ biến và phù hợp theo qui luật phát triển.
Vậy tóm lại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung. Nhưng riêng với các khoản nợ ngắn hạn nếu yêu cầu phải thanh toán ngay, thanh toán cùng một lúc và nhanh chóng các khoản nợ bằng tiền và tương đương tiền thì sẽ rất khó khăn đối với tình hình hiện tại của Công ty. Điều này kéo dài sẽ có ảnh hưởng không lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty nên Công ty đang có xu hướng tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn này lên dù các bước tiến còn chậm và nhỏ.
Ngoài ra, do Công ty có tỷ trọng các khoản vay nợ cao nên ngoài quan tâm thanh toán gốc vay thì vấn đề thanh toán lãi vay các khoản nợ này cũng được Công ty quan tâm phân tích.
Bảng 2-7
Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay của Công ty giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
1. Lợi nhuận trước thuế 9.549.678.506 11.403.069.534 +1.853.391.028 2. Chi phí lãi vay 25.060.114.889 21.949.351.702 -3.110.763.187