Khái niệm và các phương pháp xử lý và bảo vệ bề mặt kim loại

Một phần của tài liệu VẬT LIỆU CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ (Trang 116 - 117)

Thực chất của xử lý bề mặt kim loại là tạo cho sản phẩm những tính chất có giá trị kinh tế mới như: tính chống gỉ, khả năng chống mài mòn, tính chịu nhiệt , khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt, khả năng cản trở tia sáng...bằng một phương pháp công nghệ xử lý thích hợp.

Ngày nay có thể phân loại xử lý bề mặt kim loại theo mục đích sử dụng như sau:

+ Xử lý bề mặt với mục đích đạt được về thẩm mỹ tức là đẹp. Xử lý này chủ yếu dùng để trang trí cho các sản phẩm tiêu dùng, trang sức...

+ Xử lý bề mặt với mục đích nâng cao khả năng chống mòn tức là nâng cao tuổi thọ cho chi tiết.

+ Xử lý bề mặt với mục đích thay thế kim loại màu, thép, hợp kim và các vật liệu khác. Ở đây kim loại nền là những loại bình thường chỉ cần phủ một lớp kim loại quý.

+ Xử lý bề mặt với mục đích tạo ra một số tính chất vật lý như tính dẫn điện, tính cách điện...

Các phương pháp xử lý bề mặt hiện nay có rất nhiều, nhưng để chọn được phương pháp xử lý bề mặt thích ứng phải xuất phát từ mục đích và yêu cầu làm việc của các chi tiết.

Các yêu cầu và các phương phương pháp xử lý:

+ Yêu cầu đạt được hình dáng tế vi của bề mặt người ta dùng các phương pháp gia công như mài, đánh bóng...

+ Yêu cầu đạt được về tính chất cơ học của lớp bề mặt người ta dùng các phương pháp như lăn ép, phun bi, nhiệt luyện bề mặt...

+ Yêu cầu đạt được về thành phần hoá học, cấu trúc của lớp bề mặt người ta dùng các phương pháp như xementit hoá, nitơ hoá, khuếch tán crôm, nhôm...

+ Yêu cầu đạt được lớp phủ bề mặt có các tính chất vật lý khác mà thành phần hoá học giống hoặc khác với vật liệu nền người ta dùng các phương pháp như mạ, phun kim loại...

Một phần của tài liệu VẬT LIỆU CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ (Trang 116 - 117)