0
Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Sấy khuôn lõi và lắp ráp khuôn

Một phần của tài liệu VẬT LIỆU CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ (Trang 46 -47 )

lắp ráp khuôn

5.6.1 Mục đích

Sấy khuôn lõi nhằm mục đích nâng cao độ bền, độ lún, tính thông khí và giảm bớt khả năng tạo khí khi rót kim loại lỏng vào khuôn. Với những vật đúc không đòi hỏi chất lượng cao có thể không sấy khuôn. Lõi làm việc trong điều kiện khó khăn hơn nên phải sấy trước khí dùng.

Ngày nay người ta đang cố gắng dùng khuôn tươi để rút ngắn thời gian chế tạo, nhằm giảm giá thành sản phẩm.

Tuỳ theo kích thước khuôn, lõi và hỗn hợp chế tạo chúng mà ta quyết định chế độ sấy. Nhiệt độ sấy thường trong khoảng 175-4500C. Thời gian sấy được quy định cho từng loại khuôn, lõi.

5.6.2 Các phương pháp sấy

Tuỳ theo yêu cầu cụ thể mà chúng ta có thể tiến hành sấy theo các phương pháp sau đây:

+ Sấy bề mặt có thể tiến hành sấy trực tiếp nhờ rơm rạ, than củi. Phương pháp này thường dùng để sấy loại khuôn trên nền xưởng. Có thể sơn lên bề mặt khuôn một lớp sơn dễ cháy sau đó mồi lửa sấy khuôn. Có thể dùng lò xấy di động dùng than, củi để sấy hoặc sấy bằng dòng khí nóng, sấy bằng tia hồng ngoại.

+ Sấy thể tích được dùng để sấy toàn bộ khuôn hoặc lõi bằng lò liên tục.

5.6.3 Lắp ráp khuôn

Khuôn, lõi sau khi sấy được lắp ráp để tạo thành lòng khuôn trên, khuôn dưới và lõi. Để tăng độ cứng vững của lõi trong khuôn người ta dùng các con mã để đỡ hoặc chống lõi. Vật liệu làm con mã thường là cùng loại với vật liệu đúc. Hiện nay thường dùng con mã thép, gang, đồng thau để đúc hợp kim đồng, bằng nhôm để đúc hợp kim nhôm. Để chống rỉ đôi khi con mã được mạ thiếc. Khi kim loại lỏng kết tinh con mã sẽ gắn liền với vật đúc.

Một phần của tài liệu VẬT LIỆU CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ (Trang 46 -47 )

×