Các phương pháp gia công đặc biệt

Một phần của tài liệu VẬT LIỆU CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ (Trang 110 - 111)

+ Gia công kim loại bằng tia lửa

Phương pháp gia công kim loại bằng tia lửa điện được sử dụng rộng rãi để gia công các lỗ sâu, chế tạo các khuôn dập, làm bề các bề mặt dụng cụ cắt, mài sắc các lưỡi dao hợp kim, gia công các thép đã nhiệt luyện, hợp kim cứng...

Phương pháp này được xây dựng từ hiện tượng ăn mòn kim loại dưới tác dụng của sự phóng các tia lửa điện.

Thực chất của phương pháp này là dùng hai điện cực bằng kim loại đặt trong mạch điện được đưa gần lại đến khoảng cách xác định. Dưới tác dụng của điện trường, thoạt tiên các điện tử tách ra khỏi chỗ gồ ghề nhất của cực âm, chạy về cực dương là chi tiết gia công và tạo thành dòng dẫn điện do các ion bao quang. Sau đó tất cả năng lượng của hệ đi qua dòng đó. Dưới tác dụng của công suất rất lớn đi qua dòng dẫn điện hẹp sẽ xảy ra sự phá huỷ cực dương. Từ cực dương tách ra các phần tử kim loại rất nhỏ và bắn ra với vận tốc rất lớn và hình thành bề mặt gia công.

Sự phóng điện cần phải tiến hành trong môi trường chất lỏng vì:

- Môi trường chất lỏng không cho các phần tử kim loại từ cực dương bắn ra và bảo vệ cho dụng cụ (cực âm) không bị biến dạng do bị các phần tử kim loại bắn vào.

- Môi trường chất lỏng nâng cao điện trở gián tiếp của tia lửa, do đó làm tăng tác dụng phá hoại của xung lượng tia lửa.

- Bột kim loại được tạo ra trong quá trình gia công một phần vào trong môi trường chất lỏng sẽ bị hút vào khoảng giữa hai điện cực bởi điện trường, cho phép nâng cao thêm hiệu suất công tác giữa các điện cực.

Gia công bằng tia lửa điện có những đặc điểm sau:

- Độ chính xác gia công cao, sai lệch nhỏ (từ 0,015-0,02mm). Khi gia công thô có thể đạt 0,5-0,6mm.

- Độ nhẵn bề mặt khi gia công tinh có thể đạt được cấp 4-5 (Rz40-Rz20). Sau khi qua nguyên công sửa đúng độ bóng có thể đạt cấp 5-6.

- Hiệu suất của phương pháp này thấp, chi phí cao cho dụng cụ cắt do mòn nhanh.

Hình 9.21 Các chuyển động cơ bản của máy mài

Thực chất cửa phương pháp này theo nguyên tắc điện phân và hiện tượng phân cực xảy ra trong quá trình điện phân.

Bằng phương pháp này có thể gia công được các vật liệu cứng và làm nhẵn các bề mặt thép, các hợp kim cứng, thép không gỉ...

+ Gia công kim loại bằng dao động siêu

âm

Thực chất của phương pháp này là truyền dao động ở tần số siêu âm (16kHz) vào dụng cụ cắt, dụng cụ này va đập vào các hạt mài, hạt mài lại va đập vào bề mặt gia công tạo nên quá trình cắt.

Nguyên lý của gia công cắt bằng siêu âm là: máy phát siêu âm 1 thông qua bộ khuếch đại 2, kích từ 3 truyền dòng một chiều để từ hoá và dòng xoay chiều ở tần số siêu âm để kích từ cho cuộn dây 8. Cuộn dây 8 được cuộn trong rãnh của chấn tử 5 làm bằng vật liệu từ giảo, tạo nên dao động co giãn đàn hồi của chấn tử. Đó là dao động cơ học ở tần số siêu âm. Dao động này truyền qua thanh truyền sóng 6, 7 có thể đồng thời là dụng cụ cắt vào vùng cắt. Người ta phun hạt mài vào vùng cắt ở dạng huyền phù nhờ vòi

phun 9. Dụng cụ cắt 7 dao động đập vào hạt mài, hạt mài va đập vào vùng cắt làm mòn dần bề mặt gia công.

Gia công bằng siêu âm có đặc điểm sau:

- Cắt được vật liệu cứng, dòn mà các phương pháp khác không cắt được như hợp kim cứng, gốm, sứ, thuỷ tinh...

- Không có nhiệt cắt như gia công bằng tia lửa điện nên thích hợp khi cắt các vật liệu bán dẫn.

- Độ chính xác đạt cao (từ 0,05-0,08mm) độ nhẵn đạt cấp 5-9. - Gia công siêu âm có năng suất thấp.

Một phần của tài liệu VẬT LIỆU CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w