- Chiều sâu cắt khi phay đo trong mặt phẳng vuông góc với trục dao phay và bằng chiều dày của lớp kim loại bị hớt đi sau một lần chạy dao.
- Chiều sâu cắt khi khoan bằng nửa đường kính của mũi khoan: t = D/2 (mm). D - đường kính mũi khoan.
8.2 Hình dáng hình học và các thông số của dụng cụ cắt+ Cấu tạo dụng cụ cắt + Cấu tạo dụng cụ cắt
Dao cắt (dao tiện, dao bào, dao phay...) là loại dụng cụ cắt dùng rất rộng rãi để gia công kim loại. Dao gồm đầu dao I và thân dao II. Thân dao dùng để kẹp trong giá dao.
Lưỡi cắt có mặt trước (mặt thoát) để thoát phoi, mặt sau chính, mặt sau phụ và mặt đáy. Giao tuyến giữa mặt trước với mặt sau chính là lưỡi cắt chính của dao, giao tuyến giữa mặt trước với mặt sau phụ là lưỡi cắt phụ của dao.
+ Các mặt trên phôi:
Có 3 loại bề mặt khi gia công chi tiết:
- Bề mặt cần gia công là bề mặt cần hớt phoi - Bề mặt đã gia công là bề mặt đã hớt phoi và
- Bề mặt đang gia công là bề mặt do lưỡi cắt chính tạo nên.
+ Các thông số hình học của đầu dao
Muốn xác định được các góc của dao cắt, cần xác định mặt phẳng cắt gọt và mặt phẳng cơ sở.
Mặt phẳng cắt gọt là mặt phẳng tiếp tuyến với bề mặt đang gia công và đi qua lưỡi cắt chính. Mặt phẳng cơ sở là mặt phẳng song song với hướng chạy dao dọc vàhướngchạy dao ngang.
Hình 8.4 Các thông số hình học của đầu dao
a. Tiện ngoài; b. Tiện mặt đầu và tiện cắt
1. Mặt chưa gia công; 2. Mặt cắt gọt; 3. Mặt đã gia công
Những góc cơ bản của dao gồm có các góc chính, các góc phụ và các góc nằm trên mặt bằng.
Hình 8.6 Góc nâng λ.
- Góc sau chính α là góc hợp bởi mặt sau chính và mặt phẳng cắt gọt. Góc sau dùng để giảm ma sát giữa bề mặt đang gia công và mặt sau của dao. α = 6÷120 phụ thuộc vào vật liệu gia công.
- Góc trước chính γ là góc hợp bởi mặt trước của dao và mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng cắt gọt và đi qua lưỡi cắt chính. Góc trước chính làm cho quá trình cắt được dễ dàng. γ = -10÷150 phụ thuộc vào vật liệu gia công.
Hình 8.5 Những góc cơ bản của dao
- Góc sắc β là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau chính. Góc này có ảnh hưởng đến độ sắc khi cắt và quan hệ với góc trước γ, góc sau α theo công thức: γ + β + α = 900
- Góc cắt δ là góc hợp bởi mặt trước và mặt phẳng cắt. Góc này xác định vị trí của điểm cắt và có quan hệ với góc trước γ theo công thức: γ + δ = 900 hay δ = β + α
- Góc nghiêng chính nằm trên mặt phẳng φ là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính lên mặt phẳng cơ sở và hướng chạy dao. Góc này dao động trong khoảng từ 30- 700.
- Góc nghiêng phụ nằm trên mặt phẳng φ1 là góc giữa hình chiếu của lưỡi cắt phụ lên mặt phẳng cơ sở và hướng chạy dao. Góc này dao động trong khoảng từ 10- 150.
- Góc đỉnh dao ε là góc hình thành giữa hình chiếu của lưỡi cắt chính và phụ trên mặt đáy. Cùng với hai góc nghiêng φ và φ1 góc đỉnh ε có quan hệ φ + ε + φ1 = 1800. Khi tiện ren tam giác thì ε cần phải có số đo
chính xác.
Ngoài các góc trên người ta còn xác định góc nâng λ. Góc nâng có thể > 0, < 0 và = 0 có liên quan đến hướng thoát phoi trên mặt trước điều đó có ý nghĩa trong việc gia công thô hoặc tinh.