Nhóm giải pháp củng cố chức năng kiểm soát

Một phần của tài liệu Quản trị hệ thống bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội . (Trang 59 - 61)

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của cả hệ thống bán hàng còn gặp nhiều khó khăn do sự bảo mật thông tin, do sự mở rộng quá nhanh hệ thống bán hàng. Do vậy cần áp dụng một số biện pháp tăng cường chức năng kiểm soát :

Thứ nhất là xây dựng kênh thông tin quản trị xuyên suốt trong toàn bộ

- Ứng dụng công nghệ vào quản trị, trang bị hệ thống liên lạc, tạo lập mạng lưới liên lạc giữa các cấp quản trị với nhau, giữa nhà quản trị với nhân viên, giữa tổng công ty với các đơn vị thành viên. Làm cho thông tin đưa ra được phổ biến ngay lập tức, kịp thời, nhanh chóng.

- Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi từ nhân viên lên lãnh đạo có tính độc lập, riêng rẽ và đảm bảo bí mật

- Đưa ra quy định cụ thể về các thông tin được phép trao đổi, được phép lưu hành nội bộ. Tạo ra giới hạn rõ ràng, giúp các thông tin được phép có thể được truyền đạt rõ ràng, nhanh chóng.

Do cấu trúc của hệ thống bán hàng không chặt chẽ nên không thể kiểm soát bằng phương pháp giám sát trực tiếp. Do vậy phải thực hiện việc kiểm

soát thông qua hiệu quả kinh tế.

- Đặt ra chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, khoán thực hiện cho các đơn vị. Đây là chỉ tiêu định lượng, rất rõ ràng, dễ kiểm soát, tuy nhiên quản lý bằng cách này dễ dẫn đến tình trạng chỉ chú trọng đến doanh số. Cần áp dụng cùng với các biện pháp kiểm soát khác như thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng hoá, thái độ phục vụ khách hàng,...

- Thực hiện trả lương và khen thưởng theo doanh số. Quyền lợi kinh tế chính là động lực lớn nhất để khuyến khích nhân viên làm việc hết mình vì công ty.

- Khen thưởng cho các thành viên đạt doanh số và lợi nhuận cao nhất. Từ đó tạo ra sự thi đua giữa các thành viên, tạo ra không khí làm việc sôi nổi trong toàn công ty.

3.2.6 Phát triển lực lượng quản trị hệ thống bán hàng.

Lực lượng quản trị hệ thống bán hàng của tổng công ty có chuyên môn còn hạn chế, số lượng mỏng không đủ đáp ứng nhu cầu mở rộng liên tục của

hệ thống bán hàng. Do đó cần phải áp dụng các biện pháp phát triển lực lượng quản trị hệ thống bán hàng.

Thứ nhất, nâng cao trình độ lực lượng quản trị hệ thống bán hàng.

- Tạo điều kiện tối đa cho các cán bộ quản trị hệ thống bán hàng tự học tập nâng cao trình độ. Hỗ trợ về tài chính, tạo điều kiện về thời gian, sắp xếp công việc thuận lợi cho các cán bộ trong quá trình học tập thêm.

- Tổ chức các khoá học đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản trị hệ thống bán hàng của công ty.

- Cử nhân viên quản trị đi học các khoá học kỹ năng quản trị như : quản trị thông tin, quản trị lao động, quản trị sự thay đổi, lập kế hoạch, quản trị rủi ro,...

Thứ hai, tăng cường lực lượng quản trị hệ thống bán hàng về số lượng. - Tuyển dụng mới các cán bộ quản trị song song với tốc độ mở rộng hệ

thống bán hàng.. Những người mới tuyển dụng phải là những người được đào tạo một cách chính quy có hệ thống về chuyên ngành quản trị, thành thạo các kỹ năng quản trị, có khả năng giao tiếp tốt, lắng nghe, thấu hiểu, ưu tiên cho những người trẻ tuổi, việc tuyển dụng nhân viên có sự giám sát chặt chẽ của ban lãnh đạo công ty và được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.

- Đào tạo các nhân viên trong các lĩnh vực chuyên môn thêm về chuyên ngành quản trị và chuyển sang làm công tác quản trị. Các nhân viên này đã có quá trình làm việc tại công ty, nên hiểu rõ tình hình công ty, có mối quan hệ từ trước với các nhân viên, rất thuận lợi cho việc làm công tác quản trị hệ thống bán hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị hệ thống bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội . (Trang 59 - 61)