Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản trị hệ thống bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội . (Trang 25 - 32)

* Chức năng

Tổng công ty Thương mại Hà Nội thực hiện các chức năng chính sau: - Là đại diện Chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các đơn vị của Tổng

đảm bảo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn đồng thời chịu mọi trách nhiệm trước UBND Tp Hà Nội về những nhiệm vụ đó được giao.

- Căn cứ theo chiến lược phát triển ngành Thương mại Thủ đô trong từng giai đoạn và chỉ tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty mà UBND thành phố giao thực hiện vai trò lãnh đạo, tập trung, phối hợp và liên kết hoạt động của các Công ty con.

- Căn cứ theo Điều lệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội, Điều lệ của các công ty con và các đơn vị phụ thuộc để kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn, tài sản và việc thực hiện các chính sách, phương thức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty con theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đó đăng ký, tập trung vào lĩnh vực chính là kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ; sản xuất và chế biến hàng nông, lâm, hải sản, thực phẩm…

- Ngoài ra, Tổng công ty Thương mại Hà Nội cũng thực hiện các chức năng sản xuất kinh doanh và đầu tư trong các lĩnh vực như: Tài chính, Công nghiệp, Du lịch, Xuất khẩu lao động, Xây dựng phát triển nhà, đô thị phục vụ nhiệm vụ phát triển Thương mại và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Lĩnh vực kinh doanh

Tổng công ty Thương mại Hà kinh doanh trong các lĩnh vực sau: - Xuất khẩu

- Nhập khẩu

- Chuỗi cửa hàng Hapro Mart - Kinh doanh hàng cao cấp

- Kinh doanh hàng miễn thuế - Kinh doanh bất động sản - Dịch vụ - Du lịch - Sản xuất - Đầu tư

- Kinh doanh tài chính

* Đặc điểm tổ chức bộ máy Quản lý

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Thương mại Hà Nội bao gồm: Sơ đồ tổ chức công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC Khối xây dựng cơ bản Khối thươn g mại quốc tế Khối SP và DV cao cấp Khối SP tiêu dùng Ban tài chính kế toán Ban đối ngoại và tiếp thị Ban pháp lý và hợp đồng Phòng kế hoạch phát triển Phòng tổ chức cán bộ

+ Bộ máy quản lý điều hành

Bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty gồm:

- Hội đồng quản trị (HĐQT) có chức năng nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, tài nguyên và các nguồn lực khác do UBND TP Hà Nội đầu tư cho Tổng công ty; Kiểm tra giám sát Tổng giám đốc (TGĐ), Giám đốc (GĐ) các Công ty con mà Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành; Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và UBND TP Hà Nội một số quyết định dự án đầu tư ra nước ngoài…

- Ban kiểm soát do UBND Thành phố thành lập để kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ của Công ty mẹ, Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, Quyết định của Chủ tịch HĐQT.

- Tổng giám đốc do UBND Thành phố bổ nhiệm, phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Thành uỷ, UBND, HĐQT về hoạt động của Tổng công ty

+ Công ty mẹ

a. Các khối phòng ban chức năng - Văn phòng tổng công ty - Phòng tổ chức cán bộ - Phòng kế hoạch phát triển - Phòng quản trị thương hiệu - Ban pháp lý và hợp đồng

- Ban tài chính kế toán và kiểm toán - Ban đối ngoại và tiếp thị

- Trung tâm đầu tư và phát triển hạ tầng thương mại b. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc

- Trung tâm xuất khẩu Miền Bắc - Trung tâm nhập khẩu vật tư thiết bị - Trung tâm kinh doanh hàng miễn thuế - Xí nghiệp gốm Chu Đậu

- Xí nghiệp dịch vụ kho hàng - Xí nghiệp sắt mỹ nghệ - Nhà máy mỳ Hapro

- Chi nhánh TCT tại TP. HCM - Công ty siêu thị Hà Nội - Công ty bách hóa Hà Nội

- Trung tâm thương mại dịch vụ bốn mùa

+ Công ty thành viên

a. Công ty con

- Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thực phảm Hà Nội - Công ty TNHH XNK và Đầu tư Hà Nội

- Công ty Thương mại dịch vụ tổng hợp Hà Nội - Công ty Thương mại dịch vụ Tràng thi

- Công ty Thương mại dịch vụ Thời trang Hà Nội - Công ty sản xuất- XNK nông sản Hà Nội

- Công ty Thương mại và đầu tư Hà nội TIC - Công ty cổ phần du lịch Hapro

- Công ty cổ phần Phương Nam

- Công ty cổ phần Thương mại đâu tư Long Biên - Công ty cổ phần Chợ Bưởi

- Công ty cổ phần SXKD Gia súc gia cầm

- Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thủy tinh Hà Nội - Công ty cổ phần Thủy Tạ

- Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Hà Nội - Công ty cổ phần Rượu Hapro

- Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng b. Công ty liên kết

- Công ty cổ phần Thực phẩm truyền thống - Công ty cổ phần Rượu Thảo Mộc – Hapro

- Công ty cổ phần Phát triển XNK và Đầu tư Hà Nội - Công ty cổ phần TM-XNK Hà Nội

- Công ty cổ phần Đông á - Công ty cổ phần Hà Nội milk - Công ty cổ phần Long Sơn - Công ty TNHH Việt Bắc

- Công ty cổ phần dịch vụ Hapro - Công ty cổ phần vang Thăng Long - Công ty cổ phần Nghĩa Đô

- Công ty cổ phần phát triẻn thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần nước tinh khiết Hapro

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của tổng công ty những năm gần đây.

Nhận định đúng tình hình thị trường và định hướng đúng đắn, tình hình kinh doanh của Tổng công ty thương mại Hà Nội rất khả quan.Trong 5 năm gần đây tăng trưởng không ngừng thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trưởng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2003-2007

Đơn vị : tỷ đồng

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

1.Doanh thu

- Doanh thu từ xuất khẩu - Doanh thu nội địa

3.229 581 2.648 3.584 774 2.807 4.050 921 3.129 4.500 1.410 3.090 5.540 1.875 3.665 2.Giá vốn hàng bán 2.986 3.072 3.685 4.216 5.142

3.Lợi nhuận trước thuế 193 216 250 283 343

4.Nộp ngân sách 174 193 225 250 300

Năm 2004, doanh thu của Tổng công ty thương mại Hà Nội là 3.584 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2003, trong đó, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu đạt 44 triệu USD, tương đương 774 tỷ đồng, tăng 33% so với năm trước, hoạt động kinh doanh nội địa đem lại 2.648 tỷ đồng tăng 6 % so với 2003.

Sang năm 2005, doanh thu vẫn tăng trưởng khá với mức tăng trưởng 13%, đạt 3.584 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 56 triệu USD, tăng 19% vượt 2% so với kế hoạch, doanh thu nội địa là 2.807 tỷ đồng tăng 12 % so với 2004 chiếm tới 77% tổng doanh thu.

Từ năm 2006 công ty bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2006- 2010. Trong năm đầu tiên, Tổng công ty đã hoàn thành 100% kế hoạch, doanh thu tăng 11% đạt 4.500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 87 triệu USD, tăng trưởng tới 53 %. Doanh thu nội địa sụt giảm, tuy nhiên mức giảm là không đáng kể, đây ko phải là dấu hiệu chững lại mà là do công ty đang đầu tư vào phát triển hạ tầng, hoạt động xúc tiến không được chú trọng đúng mức.

Bước sang năm 2007, doanh thu nội địa tiếp tục tăng trưởng 24,5%, đạt 3.665 tỷ đồng, chiếm tới 67% tổng doanh thu. Doanh thu từ nhập khẩu cũng

tăng thêm 33% đạt 114 triệu USD, góp phần làm cho tổng doanh thu đạt tới 5.540 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2006.

Trong giai đoạn 2003-2007, lợi nhuận của công ty cũng tăng trưởng đều đặn, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Năm 2004, lợi nhuận tăng 12 %, đạt 216 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước 193 tỷ đồng. Năm 2005, lợi nhuận trước thuế của công ty là 250 tỷ đồng, tăng 16% so với năm

Một phần của tài liệu Quản trị hệ thống bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội . (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w