Nhóm giải pháp củng cố chức năng quản lý hệ thống bán hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị hệ thống bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội . (Trang 57 - 59)

mới này.

Thứ hai là củng cố hệ thống cửa hàng sẵn có :

- Kiểm tra, đánh giá lại tình trạng của hệ thống cửa hàng hiện tại. Đưa ra các biện pháp cải tạo thích hợp cho từng cửa hàng.

- Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên bán hàng, đưa vào các cửa hàng những mặt hàng mới, làm phong phú thêm chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng, đưa ra giá thành hợp lý hơn.

- Cải tạo bề ngoài của các cửa hàng hiện tại, tạo ra một diện mạo mới, hấp dẫn hơn,sinh động hơn, có tính thu hút đối với khách hàng hơn trước đây.

3.2.4 Nhóm giải pháp củng cố chức năng quản lý hệ thống bán hàng. hàng.

Do Tổng công ty thương mại Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi, do đó vẫn chưa thoát khỏi cái áo của một doanh nghiệp nhà nước, bộ máy tổ chức vẫn còn sự rối rắm, cồng kềnh, rất khó cho công tác quản trị. Vì vậy biện pháp đầu tiên trong nhóm biện pháp củng cố chức năng quản lý phải kể đến là hoàn thiện cơ cấu tổ chức:

- Cải tổ cơ lại cơ cấu tổ chức : Sắp xếp lại hệ thống phòng ban, một cách hợp lý theo từng lĩnh vực : Xây dựng cơ bản, thương mại quốc tế, sản phẩm dịch vụ, tài chính kế toán, đối ngoại và tiếp thị, kế hoạch phát triển, tổ chức lao động, pháp lý,...

- Tinh gọn biên chế theo hướng gọn nhẹ nhưng hiệu quả. Sắp tới công ty nên tiến hành sắp xếp lại sao cho đúng với chức năng nghiệp vụ của từng cá nhân bộ phận. Việc bố trí này nhằm giảm nhẹ sự cồng kềnh đồng thời nâng cao năng lực điều hành của bộ máy quản lý công ty.

Ngoài ra, do mở rộng hệ thống bán hàng với tốc độ nhanh, sự lựa chọn tuyển dụng còn chưa kỹ lưỡng và lao động cũ chuyên môn kém nên trình độ chuyên môn chung không cao. Vì vậy cần nâng cao trình độ chuyên môn của

lao động :

- Công ty có thể tiến hành tuyển dụng, trẻ hoá đội ngũ nhân viên bán hàng. Những người mới tuyển dụng phải là những người được đào tạo một cách chính quy có hệ thống về nghiệp vụ bán hàng, có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng, ưu tiên cho những người trẻ tuổi, việc tuyển dụng nhân viên có sự giám sáta chặt chẽ của ban lãnh đạo công ty và được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ đem lại cho công ty một đội ngũ cán bộ bán hàng có trình độ năng lực phẩm chất đạo đức, sức khoẻ đáp ứng công tác bán hàng trong thời kỳ mới. - Đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên bán hàng, tiến hành đào tạo

lại đội ngũ nhân viên bán hàng để tránh tụt hậu. Ngoài ra công ty cần tạo điều kiện cho nhân viên trau dồi ngoại ngữ và sử dụng thành thạo máy vi tính, cập nhật các kiến thức mới về quản lý chất lượng hàng hoá và dịch vụ như ISO 9001, ISO 9002, ISO 14000…

- Xây dựng chương trình đánh giá hiệu quả làm việc và khen thưởng, xử phạt hợp lý, tạo động lực làm việc cho nhân viên bán hàng

Đối với việc quản lý toàn bộ hệ thống bán hàng cần thực hiện một số biện pháp :

Thứ nhất là tăng cường liên kết giữa các thành viên trong hệ thống bán

hàng.

- Xây dựng mối quan hệ giữa các cửa hàng Hapro mart, cùng nhau xây dựng thương hiệu chung. Các cửa hàng trong hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện ích Hapro mart cùng thực hiện chương trình bán hàng giống

nhau, hoạt động theo cùng một kiểu, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về nguồn cung ứng, đối tượng khách hàng.

- Trong quá trình bán hàng, các cửa hàng không những giúp đỡ nhau về nguồn hàng mà còn giúp nhau quảng cáo, marketting hình ảnh, giới thiệu với các khách hàng về các siêu thị khác trong hệ thống, giúp nhau tăng lượng khách hàng

Thứ hai là thiết lập sự trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thành viên

trong cùng chuỗi cung ứng.

- Trao đổi thông tin trực tiếp giữa các cửa hàng, tổng kho và bộ phận thu mua. Thông tin về nhu cầu khách hàng được các nhân viên bán hàng thu thập, xử lý chuyển tiếp sang bộ phận dự trữ và bộ phận thu mua tiến hành tìm kiếm nguồn hàng thích hợp không cần chờ xử lý thông tin tại tổng công ty. Từ đó giảm thời gian từ lúc điều tra nhu cầu đến xử lý nhu cầu. Đồng thời tạo ra tính năng động cho các thành viên trong hệ thống bán hàng.

- Trao đổi thông tin về tình hình dự trữ hàng từ bộ phận thu mua và dự trữ đến các cửa hàng, để đội ngũ bán hàng nắm được tình hình hàng hoá, có những ứng xử phù hợp, tránh diễn ra tình trạng thiếu hàng, khan hiếm hàng, hay ứ đọng hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị hệ thống bán hàng tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội . (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w