2. Lưới khống chế trắc địa mỏ đá vôi công ty xi măng Bút Sơn.
2.5.1. Phương pháp mặt cắt ngang
Phương pháp này dùng để tính khối lượng đối với các tầng có hình dạng phức tạp, trên tầng cùng một lúc có nhiều loại máy xúc khác nhau làm việc.
Sau khi đo vẽ chi tiết, biểu diễn trên bình đồ mép tầng và chân tầng trước và sau khi đã xúc, tiến hành đo diện tích mặt tầng trong giới hạn đã xúc rồi nhân với chiều cao trung bình của tầng. Khi đó thể tích của khối đất bóc và khoáng sản sẽ được tính theo công thức:
V = STB . hTB (m3) (2-11) Trong đó:
V – thể tích khối xúc bốc
STB – diện tích trung bình của tầng STB =
2 2 2 1 S
S (2-12)
htb - chiều cao trung bình của tầng htb= n i H n 1 1 - m j H m 1 1 (2-13) S1– Diện tích xúc bốc mặt tầng trên. S2– Diện tíc xúc bốc mặt tầng dưới.
Hi- Độ cao điểm thứ i ở mặt tầng trước và sau khi xúc. Hj- Độ cao điểm thứ j ở chân tầng trước và sau khi xúc n – Số điểm độ cao ở mặt tầng.
m – Số điểm độ cao ở chân tầng.
Để tính khối lượng khoáng sản khai thác được cần phải biết tỉ trọng
của nó.
Q = V . (Tấn) (2-14) Trong đó:
Q – Khối lượng khoáng sản khai thác được.
- Tỉ trọng của khoáng sàng (T/m3).
Diện tích được xác định hai lần bằng máy đo diện tích hoặc bằng phương pháp hình học, sau đó lấy giá trị trung bình.
Giá trị chiều cao htbđược tính trung bình từ các giá trị chiều cao tầng trong toàn bộ diện tích cần tính. Trong trường hợp chiều cao tầng thay đổi quá lớn thì phải chia tầng thành các khối có chiều cao khác nhau để tính.