Đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ khai thác

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng phần mềm Topo_HsMo trong công tác thành lập bản đồ và tính khối lượng khai thác mỏ pdf (Trang 27 - 28)

2. Lưới khống chế trắc địa mỏ đá vôi công ty xi măng Bút Sơn.

2.3.Đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ khai thác

Đo vẽ chi tiết là một dạng công tác trắc địa quan trọng thường xuyên ở mỏ lộ thiên. Nôi dung cơ bản của nó là thông qua các phép đo đạc, tính toán

và xử lý kết quả đo để biểu diễn một cách đầy đủ và chính xác thực trạng của tình hình khai thác trên các bản đồ, bản vẽ.

Đối tượng chính cần phải đo vẽ chi tiết ở mỏ độ thiên là:

- Các yếu tố khai thác như mép trên, mép dưới tầng, bề mặt tầng, các hào cắt, hào mở vỉa…

- Các công trình xây dưng, băng truyền, trạm điện, đường dây cao thế, mương ống thoát nước.

- Hệ thống vận tải trên công trường, các bãi thải. - Các lỗ khoan bắn mìn, các bãi mìn sau khi nổ. - Các hầm, giếng thăm dò địa chất.

- Các phay phá địa chất, các yếu tố địa chất của khoáng sàng. - Các vùng có hiện tượng dịch chuyển đất đá và mặt đất, trượt lở sụt

lún.

Có nhiều phương pháp đo vẽ chi tiết như: phương pháp toàn đạc, bàn đạc, chụp ảnh lập thể mặt đất, phương pháp toạ độ thẳng thẳng góc.

Hiện nay ở Công Ty xi măng Bút Sơn đang áp dụng phương pháp toàn đạc để đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ khai thác. Ưu điểm của phương pháp này là:

- Đo đạc đơn giản, nhanh gọn. - ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Khi đo bằng phương pháp toàn đạc, máy được đặt tại các điểm khống chế đo vẽ trên mặt tầng. Điểm chi tiết là các điểm đặc trưng ở chân và mép của tầng công tác. Tuỳ thuộc vào tính chất cơ lý của đát đá và khoáng sản, tuỳ thuộc vào hệ thống khai thác và phương pháp khoan nổ mìn, mà mép và chân tầng thay đổi không có quy luật. Việc chuyển hoá chúng thành những đường cong trơn trên bản vẽ dẫn đến sai số khái quát khá lớn. Để giảm bớt sai số khái quát tầng người ta phải tăng dày mật độ điểm mia.

Một phần của tài liệu Đề tài ứng dụng phần mềm Topo_HsMo trong công tác thành lập bản đồ và tính khối lượng khai thác mỏ pdf (Trang 27 - 28)