Các công cụ tài chính mới ra đời đã làm thay đổi cục diện nền kinh tế và tài chính toàn cầu:

Một phần của tài liệu Công cụ phái sinh - Góc nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 33 - 34)

chính toàn cầu:

Trong suốt ba thập kỷ vừa qua, các công cụ tài chính mới đã làm thay đổi cơ bản cục diện nền kinh tế và tài chính thế giới. Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu cho sự phát triển ngày càng sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Ngày nay, thế hệ những công cụ tài chính đầu tiên đã được phổ biến rộng khắp và trở thành công cụ hữu ích cho nhà quản lý tài chính, những giám đốc ngân hàng hay các công ty bảo hiểm. Trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Hầu hết các khái niệm, các công cụ và sản phẩm đều đã được đơn giản hoá, thay đổi và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như năng lực của các mạng lưới ngân hàng. Các doanh nghiệp đã quen thuộc với quyền chọn, cổ phiếu ưu đãi, các loại trái phiếu chuyển nhượng, các tiêu chí thị trường để đánh giá hoạt động, các thị trường hàng hoá…

Vậy nguyên do gì đã làm cho các công cụ này bùng nổ và lan rộng trên phạm vi toàn cầu chỉ trong vài năm ngắn ngủi? Sở dĩ nó phát triển thành công như vậy là do chính sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế phát triển đòi hỏi một lượng đầu tư khổng lồ và những kiến thức, kinh nghiệm để cải tiến hệ thống tài chính lạc hậu. Đồng thời, sử dụng nghiệp vụ này đem lại lợi ích cho các thành viên thị trường. Một nhân tố khác cũng góp phần quan trọng cho sự lan rộng và nhanh chóng của các công cụ phái sinh đó chính là sự bùng nổ của công nghệ thông tin và hệ thống truyền thông. Hơn bao giờ hết, nhiều thách thức và cơ hội trong việc nâng cao năng lực quản lý tài chính ở các ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp được đặt ra cùng với sự xuất hiện hàng loạt các công cụ tài chính mới như Derivatives, Credit and climate, netting networks, CDOs…

Qua sự phân tích trên ta có thể nhận thấy rõ về bản chất thực sự của công cụ tài chính phái sinh cũng như sự thật ẩn sau cuộc khủng hoảng tài chính lần này. Theo như TS. Nguyễn Minh Kiều, giảng viên trường kinh tế Fulbright cho rằng, công cụ tài chính

phái sinh về bản chất không xấu. Nó giúp bảo hiểm cho các giao dịch trong hoàn cảnh thị trường biến động bất thường, nên có thể cho phép sử dụng nhưng cần phải hạn chế hành động đầu cơ trục lợi, lũng đoạn thị trường. Còn cụ thể trong thời điểm hiện nay, ông Mạc Quang Huy – Chuyên gia tài chính độc lập đã phát biểu rằng trong cuộc khủng hoảng lần này, chứng khoán hoá không có tội, vấn đề là lòng tham của thị trường đã lạm dụng nghiệp vụ này để gây nên hậu quả khôn lường trong khi hệ thống giám sát chưa đủ mạnh. Hơn nữa, do tính chất phức tạp của sản phẩm mà nhà đầu tư không hiểu hết bản chất chính họ là người cho vay tín dụng dưới chuẩn (ngân hàng phát hành chỉ đóng vai trò trung gian). Chính sự thiếu hiểu biết này cùng mức lãi suất hấp dẫn đã kích hoạt lòng tham của tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Đồng thời, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: “thủ phạm chính gây ra cuộc khủng hoảng, không gì khác chính là tình trạng buông lỏng quản lý hệ thống tài chính, cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường”.

Thực tế, chứng khoán hoá (securitization) đã có lịch sử phát triển từ năm 1977 tại Mỹ, phát triển mạnh mẽ từ thập kỷ 90 và nó đã được sử dụng rất an toàn và hữu hiệu. Chứng khoán hoá là một công cụ rất hiện đại giúp chia sẻ rủi ro trên thị trường, ngân hàng không còn là người phải chịu rủi ro chính đối với các món nợ xấu, là một công cụ tài chính rất thông minh và nó giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của thị trường vốn, giảm gánh nặng cho thị trường tín dụng truyền thống. Thêm vào đó, chứng khoán hoá còn giúp giảm chi phí huy động tài chính. Dù người đi vay có mức xếp hạng tín nhiệm không cao nhưng với tài sản đem thế chấp tốt thì chứng khoán đảm bảo bằng tài sản này vẫn có thể xếp hạng tín nhiệm cao và dễ bán. Chính vì thế, chứng khoán hoá tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay thế chấp. Ngoài ra, MBS cũng là một phương thức rất tốt để tái huy động vốn phục vụ nhu cầu của thị trường, nhất là tình trạng nhà ở còn thiếu thốn như

Một phần của tài liệu Công cụ phái sinh - Góc nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 33 - 34)