Xây dựng, điều chỉnh khung pháp lý cho thị trường công cụ phái sinh:

Một phần của tài liệu Công cụ phái sinh - Góc nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 48 - 49)

4. Những đề xuất cho việc phát triển công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam:

4.3. Xây dựng, điều chỉnh khung pháp lý cho thị trường công cụ phái sinh:

Dựa trên cơ sở nghiên cứu luật về thị trường chứng khoán phái sinh của các nước trên thế giới và những kinh nghiệm quản lý trong quá trình hình thành và phát triển các giao dịch phái sinh để từ đó từng bước xây dựng khung pháp lý cho các giao dịch phái sinh ở nước ta. Tiến tới hình thành luật và quy chế giao dịch công cụ phái sinh một cách chính thức. Bước đầu nhà nước cần điều chỉnh các nghị định, quy chế hướng dẫn… về chứng khoán và thị trường chứng khoán, bổ sung những khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh. Trong tương lai có thể soạn thảo và ban hành luật chứng khoán phái sinh và thị trường phái sinh để chuẩn hoá hơn các nội dung đã được quy định trong luật chứng khoán.

Thêm vào đó, các nhà lập chính sách về phát triển thị tài chính Việt Nam cần phải sớm bày tỏ quan điểm đề xuất và xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh, bên cạnh các thị trường chính thức như thị trường tiền tệ, thị trường tín dụng và thị trường chứng khoán đang phát triển rất mạnh hiện nay. Theo đó, các văn bản pháp lý cần mở đường và minh bạch hoá về các nội dung cấu thành và hoạt động của thị trường phái sinh này như: hàng hoá, giá cả, người mua,

người bán, cơ chế thanh toán, quyền, nghĩa vụ của các bên và sự bảo vệ của luật pháp nhà nước đối với các bên tham gia thị trường này.

Đồng thời, cần phải tạo lập được cơ sở pháp chế, chính sách về phát hành, chuyển nhượng, chiết khấu công cụ tài chính bước đầu phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam. Nhà nước cần tiếp tục ban hành những quy chế, thông tư hướng dẫn… chi tiết hơn việc công bố thông tin ra thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán cũng như những chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm về công bố thông tin.

Hiện tại, các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cũng mới cấp giấy phép hạn chế cho một số tổ chức tín dụng, một số doanh nghiệp được mua/ bán đối với một số công cụ tài chính phái sinh mà thôi. Tuy nhiên, có lẽ sự quản lý chặt chẽ này trong giai đoạn vừa qua là cần thiết để bản thân doanh nghiệp và cơ quan giám sát kiểm soát được rủi ro.

Một phần của tài liệu Công cụ phái sinh - Góc nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)