3. Những nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề sử dụng công cụ phái sinh tại Việt Nam:
3.1.1. Vấn đề am hiểu và áp dụng công cụ phái sinh tại các DNVN
Với sự biến động khôn lường của các giao dịch tiền tệ đã khiến cho lĩnh vực này chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm. Và điều đó đã thúc đẩy cho sự ra đời của công cụ tài chính phái sinh giúp cho các doanh nghiệp tự bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ một phần rủi ro của thị trường. Do đó, các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Đến nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh mẽ với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, mức độ sử dụng công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam là còn rất hạn chế.
Hiện nay, mức độ tham gia thị trường vốn của các doanh nghiệp chưa lớn, các nhà quản trị doanh nghiệp chưa có nhu cầu và cũng chưa có nhiều hiểu biết về bản chất của các công cụ tài chính phái sinh. Theo nhiều cuộc khảo sát, các doanh nghiệp Việt Nam thực tế sử dụng rất ít các công cụ tài chính phái sinh, chỉ biết sử dụng đến hợp đồng kỳ hạn là nhiều. Đây cũng là công cụ mà các doanh nghiệp Vịêt Nam am hiểu sâu sắc nhất. Còn các hợp đồng phức tạp hơn như quyền chọn thì rất ít được sử dụng. Như theo cuộc khảo sát của PGS.TS.Nguyễn Thị Ngọc Trang - Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đã tiến hành khảo sát gần 250 doanh nghiệp và các định chế tài chính về vấn đề sử dụng công cụ tài chính phái sinh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Mức độ am hiểu và mức độ thường xuyên sử dụng của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh:
Cũng theo cuộc khảo sát này, mức độ am hiểu của các doanh nghiệp Việt Nam về các sản phẩm phái sinh được thể hiện rõ ràng. Một lần nữa ta thấy rõ sản phẩm kỳ hạn được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất.
Nhìn vào biểu đồ thì sử dụng hoán đổi được doanh nghiệp sử dụng ít nhất, có lẽ nó phức tạp nhất đối với các doanh nghiệp.
Hình 3.2 : Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp tham gia điều tra
Theo số liệu được thể hiện ở Hình 2, hầu như rất ít người sử dụng (mức 1 là hầu như chưa từng sử dụng, 2 là sử dụng chỉ một lần). Theo số liệu thể hiện thì bình quân thị trường hầu như không sử dụng. Nếu xét theo tỷ lệ người trả lời thì số doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh chỉ chiếm 27/102, là khoảng 25% số doanh nghiệp tham gia điều tra.
Dựa vào đánh giá mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm trong số 28 doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh thì rõ ràng hợp đồng kỳ hạn chiếm ưu thế. Số sử
dụng giao sau, hoán đổi chỉ ở mức “xài cho biết” (bình quân gần 2 nghĩa là chỉ sử dụng 1 lần).
Hình 3.3: Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm phái sinh trong nhóm các doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh
Theo cuộc khảo sát, mức độ thành công trung bình của các doanh nghiệp dùng phái sinh là 3,21 – là một mức thành công ít ỏi, một phần cũng do các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu sản phẩm kỳ hạn nên lợi ích thu được từ công cụ này không cao.
Như vậy, một điều mà ta có thể nhận thấy là thị trường công cụ tài chính phái sinh đã hình thành ở nước ta, tuy chưa phổ biến và phát triển mạnh mẽ như các nước trên thế giới. Và nguyên nhân chủ yếu là do còn thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Do đó, một điều kiện quan trọng để sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để phòng ngừa rủi ro đó là việc am hiểu về sản phẩm phái sinh.