Thay đổi một số quy định về hạch toán kế toán:

Một phần của tài liệu Công cụ phái sinh - Góc nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 49 - 52)

4. Những đề xuất cho việc phát triển công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam:

4.4.Thay đổi một số quy định về hạch toán kế toán:

Các quy định về hạch toán công cụ phái sinh còn khá mới mẽ ở nước ta. Do đó, nhà nước nên điều chỉnh, hoàn thiện các vấn đề pháp lý về hạch toán kế toán trong giao dịch công cụ phái sinh. Cần xây dựng những tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng nhằm xác định kết quả tài chính, quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Điều đó góp phần giúp các cơ quan giám sát tài chính - ngân hàng - chứng khoán có được thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng.

Cần phải tạo ra được sự hài hoà chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - một điều kiện quan trọng để thị trường công cụ tài chính phái sinh hoạt động có hiệu quả. Tức cần phải quán triệt các nội dung, nguyên tắc cơ bản của các chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn trên các thị trường chứng khoán quốc tế và trong quan hệ thương mại với các đối tác trên thế giới. Đồng thời, cần phải sửa đổi những quy định không phù hợp của Luật kế toán, của chế độ kế toán doanh nghiệp và xây dựng, bổ sung các chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính phù hợp với thực tiễn nước ta và chuẩn mực kế toán quốc tế. Như đối với những nội dung kế toán không phù hợp với mức độ phát triển thấp của thị trường

Việt Nam, cần có quan điểm thận trọng hơn. Các doanh nghiệp tuân thủ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán trong nước, đồng thời sẽ có bản đối chiếu, bổ sung những điều chỉnh cần thiết để lập thêm báo cáo tài chính theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán quốc tế.

Như đã biết, hiện nay các công cụ phái sinh chưa có thị trường giao dịch chính. Hiện tại, thị trường công cụ tài chính phái sinh còn thiếu nhiều cơ chế tạo ra các hành lang bảo đảm các hoạt động trôi chảy. Do vậy, việc hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh hiện nay là rất cần thiết.

Xét từ góc độ cuộc khủng hoảng, một số giải pháp nhằm hạn chế lạm dụng nghiệp vụ chứng khoán hoá, ngăn ngừa khủng hoảng:

 Tăng cường giáo dục nhận thức thị trường để nhà đầu tư thật sự hiểu bản chất và rủi ro tiềm ẩn trong từng sản phẩm tài chính.

 Tăng cường tính minh bạch thông tin của các sản phẩm tài chính. Áp dụng các chế tài phạt nặng đối với các tổ chức tài chính trung gian không cung cấp đầy đủ thông tin trung thực và không giải thích rõ về rủi ro của sản phẩm đến nhà đầu tư.

 Tăng cường giám sát hoạt động định mức tín nhiệm đối với các gói trái phiếu hình thành từ chứng khoán hoá.

 Tăng cường các quy định an toàn chất lượng tài sản đối với một số loại nhà đầu tư có tổ chức; tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo rủi ro tài chính.

 Riêng đối với các ngân hàng Việt Nam, có lẽ bài học lớn nhất từ cuộc khủng hoảng này là kiềm chế lòng tham, áp dụng các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh. Do đó, để phát triển bền vững, các ngân hàng cần có một chiến lược kinh doanh dài hạn, cẩn trọng, hợp lý, tránh tăng trưởng quá nóng và chaỵ theo lợi nhuận trước mắt. Ngoài ra, hệ thống quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp, giám sát độc lập có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Cuối cùng các ngân hàng cần xây dựng chiến lược xử lý khủng hoảng và các kế hoạch duy trì kinh doanh (business continuity planning).

Nói tóm lại, nhà nước và các cơ quan liên quan cần phải có kế hoạch triển khai để phát triển thị trường công cụ phái sinh. Tuy nhiên, để thị trường ngày càng phát triển bền

vững, an toàn và hiệu quả thì cần sự nỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh. Vấn đề cốt lõi là nhận thức của chính các chủ thể tham gia trực tiếp chứ không phải các chủ thể quản lý. Cùng với những thuận lợi, cơ hội cũng như những khó khăn, hạn chế, chúng ta cần đề ra các mục tiêu, định hướng phát triển nhằm phát huy tối đa tiềm năng, cơ hội từ chính sách nhà nước và thị trường cũng như khắc phục được những khó khăn, hạn chế ở hiện tại và trong tương lai. Để đi đúng các mục tiêu và định hướng đã đề ra, các giải pháp đề xuất cần thực hiện cụ thể, thiết thực, phù hợp với các điều kiện ở Việt Nam đứng từ góc độ vĩ mô của các cơ quan nhà nước (về chính sách, pháp luật…) cũng như góc độ vi mô từ các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ sản phẩm phái sinh. Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng và các chủ thể tham gia thị trường. Đặc biệt cần có thời gian để thực hiện theo lộ trình, khả năng ở từng giai đoạn, tránh tư tưởng gấp gáp, nôn nóng, có thể dẫn tới những sai lầm, thất bại, gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường tài chính và nền kinh tế.

KẾT LUẬN

“Sau cơn mưa trời lại sáng”, đó là quy luật của thị trường chứng khoán. Mọi cuộc suy thoái hay khủng hoảng dù có trầm trọng đến đâu cuối cùng cũng vượt qua. Và cuộc khủng hoảng hiện nay đang dần đi đến hồi kết. Tuy nhiên, hậu quả mà nó để lại thật nặng nề, không chỉ ảnh hưởng tới ngành tài chính ngân hàng mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ hoạt động sản suất của nước Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung: lạm phát, thất nghiệp, chứng khoán, tiêu dùng…Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là đổ hết mọi tội lỗi lên các công cụ tài chính phái sinh. Vấn đề ở đây là giám sát thị trường. Khẩu hiệu “ Hãy để mọi thứ cho thị trường tự do điều tiết, chính phủ càng can thiệp ít vào hoạt động của thị trường càng là một chính phủ tốt”, qua cuộc khủng hoảng lần này đã lỗi thời. Ông Alan Greenspan đã phát biểu trước Quốc hội rằng ông thừa nhận sai lầm khi không kiểm soát nghiêm ngặt các chứng khoán phái sinh. Thêm vào đó là việc lạm dụng quá mức các công cụ phái sinh, mà xuất phát điểm là từ lòng tham của ban quản trị công ty trước những nới lỏng trong chính sách tài chính cũng như pháp luật của chính phủ.

Riêng đối với Việt Nam, việc áp dụng công cụ phái sinh là cần thiết. Vấn đề cần giải quyết lúc này là thời điểm áp dụng. Việc công cụ phái sinh được chú

trọng, nhà đầu tư sẽ có nhiều lựa chọn để giảm thiểu rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận khi tham gia đầu tư góp phần vực dậy và làm cho thị trường chứng khoán Việt

Một phần của tài liệu Công cụ phái sinh - Góc nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 49 - 52)