Vũ Hồng Hạnh Luận Văn TốtNghiệp Khu vực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng trên địa bàn Thành Phố Hà Nội (Trang 26 - 30)

Khu vực Thực hiện Năm 2001 Dự toán Năm 2002 Thực hiện Năm 2002 % so dự toán 2002 % so thực hiện 2001 KTQD KTNQD DNcóVĐTNN 1382 252 445 1425 315 472 1937 300 603 135,93 95,15 127,77 151,09 119,05 135,58 Tổng cộng 1979 2121 2840 128,39 143,51

( Nguồn: Phòng Nghiệp vụ Cục Thuế Hà Nội )

Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, các doanh nghiệp Nhà nước chấp

hành tốt việc kê khai thuế GTGT và nộp ngân sách tương đối sát với số phát sinh nên kết quả thu đạt cao. Số thu từ khu vực này là 1.937 tỷ đồng đạt 135,93% tăng 51,09% so với năm 2001 là 1.382 tỷ đồng. Trong đó, một số đơn vị có số nộp ngân sách lớn như: Tổng công ty Xăng Dầu 370 tỷ đồng, Tổngcông ty Bưu Chính Viễn Thông 289 tỷ đồng, Bưu Điện TP Hà Nội 108 tỷ đồng, Tổng công ty Điện Lực 103 tỷ đồng, Công ty Điện Lực Hà Nội 108 tỷ đồng.

Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, số thu thuế GTGT chỉ đạt

95,15% so với dự toán nhưng vẫn tăng so với năm 2001 là 19,05%. Ngay từ đầu năm, Cục Thuế Hà Nội đã chỉ đạo các phòng quản lý thu thuế và chi cục tăng cường các biện pháp quản lý, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Chính phủ, Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế, về công tác quản lý thu thuế GTGT và chống thất thu thuế ngoài quốc doanh. Vấn đề quản lý doanh thu, quản lý hộ và kiểm tra quyết toán thuế được đẩy mạnh để hoàn thành dự toán năm. Tuy kết quả thu được khá nhưng công tác quản lý thuế GTGT ngoài quốc doanh vẫn còn thất thu cả về hộ và doanh thu. Cục thuế đã kiểm tra, lập biên bản 135 doanh nghiệp kinh doanh xe máy có dấu hiệu ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá thị trường đã yêu cầu các doanh nghiệp này thực hiện việc áp giá theo giá tính lệ phí trước bạ, truy thu 670 triệu đồng. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tự giác kê khai thuế GTGT theo thực tế phát sinh, việc ghi chép sổ sách kế toán chỉ là hình thức. Thất thu thuế ở một số lĩnh vực, một số

Vũ Hồng Hạnh Luận Văn TốtNghiệp

mặt hàng lớn như: xây dựng cơ bản tư nhân, vận tải tư nhân, kinh doanh xe máy, kinh doanh khách sạn, du lịch, ăn uống…

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong năm qua có sự phát triển

mạnh mẽ. Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 439 dự án với tổng số vốn khoảng 7 tỷ 770 triệu USD trong đó có 192 dự án 100% vốn nước ngoài, 220 dự án liên doanh và 27 dự án hợp tác kinh doanh. Năm 2002, có 5 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn 123,7 triệu USD được cấp phép (tăng 30,2% so với năm 2001). Số thu thuế GTGT từ khu vực này đạt 603 tỷ đồng tăng 27,77% so với dự toán và tăng 35,58% so với năm 2001 (số thu là 445 tỷ đồng).

Các con số thống kê nói trên đã cho thấy sự nỗ lực của ngành thuế Hà Nội với công tác quản lý thuế GTGT trong năm 2002 vừa qua.

2.1.3 TÌNH HÌNH HOÀN THUẾ GTGT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2002

Hoàn thuế GTGT bắt đầu được triển khai thực hiện cùng với việc áp dụng Luật thuế GTGT ngay từ đầu năm 1999. Song năm 2002 mới là năm của những vấn đề về hoàn thuế GTGT phát sinh và được công luận đặc biệt quan tâm chú ý. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong 3 năm 1999-2001, do luật thuế mới được triển khai còn nhiều bỡ ngỡ, các trường hợp hoàn thuế chưa nhiều và phức tạp, các hồ sơ có số thuế được hoàn lớn chưa nhiều. Năm 2002, sau một số vụ việc gian lận hoàn thuế lớn bị phát hiện, các ngành chức năng đã kịp thời quan tâm và có hướng chỉ đạo mới nhằm khắc phục những kẽ hở còn tồn tại trong quy trình hoàn thuế, tiến tới hạn chế gian lận trong hoàn thuế GTGT.

Theo tinh thần Nghị định số 76/2002/NĐ-CP ngày 13/09/2002 của Chính Phủ và thông tư số 82/2002/TT/BTC ngày 14/10/2002 của Bộ Tài Chính nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT có hiệu quả, giảm thất thoát cho NSNN, ngăn chặn các hành vi gian lận, công tác hoàn thuế GTGT đã thực hiện nghiêm túc theo quy trình mới. Cục thuế Hà Nội đã tiến

Vũ Hồng Hạnh Luận Văn TốtNghiệp

hành rà soát, phân loại các hồ sơ hoàn thuế theo hai dạng thanh tra trước khi hoàn và hoàn trước kiểm tra sau. Trong quy trình thẩm định, để đảm bảo việc hoàn thuế được chặt chẽ về mặt hồ sơ thủ tục và đúng đối tượng, phòng quản lý thu và phòng nghiệp vụ đã phối hợp kiểm tra xem xét kỹ các hồ sơ hoàn thuế, đặc biệt là các hồ sơ xuất khẩu để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi vấn và không đủ điều kiện hoàn.

Năm 2002, thực hiện quy trình mới cục thuế Hà Nội đã thực hiện phân loại 16 hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn với tổng số tiền là 432 triệu đồng. Thực hiện hoàn thuế cho 525 hồ sơ của 285 doanh nghiệp với tổng số tiền thuế đã hoàn là 642.401 triệu đồng. Quy trình hoàn thuế được thực hiện theo đúng chủ trương của luật định đồng thời phát huy tác dụng đối với các doanh nghiệp được hoàn thuế: giảm bớt khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động xuất khẩu, hoàn vốn cho các dự án ODA…

Công tác kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được tăng cường. Thực hiện chỉ thị của Tổng cục Thuế, cục Thuế Hà Nội đã rà soát lại 1.424 hồ sơ đã hoàn thuế từ năm 1999 đến nay, qua đó phát hiện ra 45 hồ sơ có vi phạm với số tiền khoảng 9,4 tỷ đồng. Tiến hành thanh tra sau hoàn thuế với 537 hồ sơ, phát hiện 82 hồ sơ có vi phạm với số tiền khoảng 6 tỷ đồng. Riêng năm 2002, thanh tra sau hoàn thuế 174 hồ sơ, phát hiện 41 hồ sơ có vi phạm với số tiền 2,5 tỷ đồng. Đến nay đã thu về cho tài khoản truy hoàn thuế số tiền gần 8 tỷ đồng. Riêng trong năm 2002, đã thu hồi được 6,5 tỷ đồng. Có 17 doanh nghiệp vi phạm hoàn thuế GTGT trong việc xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản đi Trung Quốc. Cục thuế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, xác minh tại Trung Quốc và phát hiện các doanh nghiệp này đã chiếm đoạt hơn 39 tỷ đồng của NSNN từ tiền hoàn thuế đến nay mới chỉ thu hồi 16,7 tỷ đồng. Công tác truy thu tiền hoàn thuế cần kiên quyết và đẩy mạnh hơn nữa.

Một trong những công tác quản lý thuế quan trọng, hỗ trợ giảm bớt các gian lận trong hoàn thuế được triển khai thực hiện tốt trên địa bàn Thủ đô là

Vũ Hồng Hạnh Luận Văn TốtNghiệp

quản lý hóa đơn chứng từ. Trong năm 2002, cục Thuế Hà Nội đã gửi đi xác minh 8.437 số hóa đơn, đã có trả lời 4.591 số hóa đơn; từ đó phạt, truy thu do sai phạm 403 triệu đồng. Hà Nội cũng nhận xác minh 28.668 số hóa đơn và đã tiến hành xác minh trả lời được đối với 22.761 số; giúp truy thu, phạt 2,763 tỷ đồng. Thông báo mất 2.398 số hóa đơn của 188 đơn vị, phát hiện 124 doanh nghiệp bỏ trốn, mang theo 31.735 số hóa đơn. Việc kiểm tra sử dụng hóa đơn được đẩy mạnh, hạn chế những tiêu cực trong lĩnh vực này. Các đơn vị thuế trên địa bàn đã lập biên bản 606 doanh nghiệp vi phạm chế độ quyết toán hóa đơn; ra quyết định xử lý 603 doanh nghiệp; xử phạt 13 doanh nghiệp vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từ; truy thu và phạt trên 1,6 tỷ đồng. Bảy doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng hóa đơn bước đầu xác định chênh lệch do vi phạm là 3,6 tỷ đồng. Thực hiện các hướng dẫn của bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế về quản lý ấn chỉ, đặc biệt là sau 3 tháng thực hiện quyết định 110/2002/QĐ-BTC ngày 18/09/2002 của bộ Tài Chính và công văn số 3207 TCT/AC ngày 23/08/2002 của Tổng cục Thuế, bước đầu đã hạn chế được tình trạng các đối tượng lợi dụng thành lập mới để mua hóa đơn nhưng không hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc sử dụng ít nhưng mua nhiều để bán hóa đơn kiếm lời, gây ra những vi phạm gian lận hoàn thuế rất khó kiểm soát.

Trên đây là những con số nói lên kết quả một năm công tác hoàn thuế GTGT ngành thuế Hà Nội

Báo cáo tình hình hoàn thuế GTGT các phòng quản lý thu Cục Thuế HN

(đơn vị số tiền: triệu đồng)

Chỉ Tiêu

Đề nghị hoàn thuế Đã giải quyết VPsau HT

Lượ t ĐV Lượ t HS Số Tiền Lượt ĐV Lượ t HS Số Tiền Số ĐV Số Tiền

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng trên địa bàn Thành Phố Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w