Đối tượng hoàn thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng trên địa bàn Thành Phố Hà Nội (Trang 41 - 42)

Vũ Hồng Hạnh Luận Văn TốtNghiệp Tổng Cộng

2.2.3.1 Đối tượng hoàn thuế

Luật thuế GTGT hiện nay quy định 7 trường hợp cơ quan Thuế phải tiến hành các thủ tục hoàn thuế cho đối tượng nộp thuế. Về cơ bản, việc quy định các trường hợp như vậy đã gắn liền với đặc điểm của thuế GTGT và chủ trương hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, đi vào từng trường hợp cũng cần xem xét có nhất thiết phải xét hoàn thuế hay không.

- Về việc quy định xét hoàn thuế đầu vào theo quý cho TSCĐ có giá trị trên 200 triệu hay theo năm cho các tài sản đầu tư trên một năm đối với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp khấu trừ chưa phát sinh doanh thu bán hàng. Bên cạnh tính ưu việt là hỗ trợ các đơn vị trong việc thu hồi vốn đã ứng trước nhằm đảm bảo tiến độ của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng phát sinh những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Một số TSCĐ dùng trong hoạt động xây dựng lắp đặt là những máy móc thiết bị có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, việc định giá tài sản và quy định thời gian tính khấu hao mang nặng tính chủ quan. Có tài sản vẫn còn trong thời gian tính khấu hao nhưng không còn cần thiết cho công trình chuyển sang nhiệm vụ khác (có thể không sản xuất mặt hàng chịu thuế GTGT) vẫn được xét hoàn thuế. Đối với đầu tư TSCĐ nên chăng có thể chuyển sang khấu trừ với các trường hợp số thuế hoàn không cao và chỉ quy định cho các tài sản đầu tư trên 1 năm. Như vậy, nghiệp vụ hoàn thuế sẽ đơn giản hơn, giảm tính tiêu cực.

- Về quy định xét hoàn thuế đối với trường hợp 3 tháng âm liên tục. Trong hoạt động xây dựng cơ bản (XDCB), chỉ khi hoàn thành công trình hay hạng mục công trình mới tiến hành bàn giao và thanh toán giữa chủ dự án và các bên nhận thầu. Vì thế, đầu vào cho xây dựng công trình hoàn toàn do bên nhận thầu bỏ vốn hoặc nợ lại bên vật tư. Mà đặc

Vũ Hồng Hạnh Luận Văn TốtNghiệp

điểm của sản phẩm XDCB là giá trị lớn, thời gian tạo sản phẩm rất dài có thể tính bằng tháng, thậm chí bằng năm; do vậy phát sinh thuế đầu vào lớn hơn đầu ra liên tục trong nhiều tháng dẫn tới hoàn thuế. Vấn đề ở đây là nếu cơ sở thường trú tại Hà Nội và tiến hành hoạt động xây dựng cũng tại Hà Nội thì việc tính, thu và hoàn thuế dễ dàng nhưng thực tế lại xây dựng công trình ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Về nguyên tắc, thuế phát sinh tại đâu nộp tại đó nhưng chính điều này lại gây khó khăn trong việc kê khai và hoàn thuế. Trong XDCB, một hóa đơn nguyên vật liệu có thể phục vụ cho nhiều công trình ở nhiều địa bàn khác nhau do vậy việc bóc tách đầu vào nào cho công trình nào là hết sức phức tạp và đa số không thể làm nổi. Theo quy định hiện nay, toàn bộ thuế đầu vào được kê hết về cục thuế Hà Nội, nơi đặt trụ sở chính, còn các đơn vị nộp 1% trên giá thanh toán công trình tại địa phương nơi xây dựng. Tuy nhiên, quy định này không được thực hiện thống nhất trên cả nước. Có nơi không chấp nhận cho đơn vị nộp 1% đầu ra mà buộc các đơn vị phải bóc tách thuế đầu vào, đầu ra; có nơi chấp nhận nhưng lại khó khăn trong việc xác nhận đã nộp thuế. Mặt khác đối với đầu vào như đã đề cập ở trên, do chưa được chủ dự án thanh toán tiến, bên nhận thầu thường nợ tiền mua nguyên vật liệu, đến kỳ hoàn thuế lại không đốc thúc các bên cung cấp vật liệu viết hóa đơn nên việc kê khai trong hồ sơ hoàn thuế chưa có hóa đơn GTGT rất hay xảy ra. Ngoài ra, bên bán vật tư cũng chỉ xuất hóa đơn khi đã thanh toán đủ, do vậy việc kê khai đầu vào gặp không ít khó khăn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp ngành Giao thông-Xây dựng trên địa bàn Thành Phố Hà Nội (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w