Vũ Hồng Hạnh Luận Văn TốtNghiệp Tổng Cộng
3.2.1.3 Các giải pháp về phân loại đối tượng hoàn thuế
Trong việc chống thất thoát tiền hoàn thuế, kiểm tra hoàn thuế là biện pháp có tính chất ngăn ngừa, đi đôi với với kiểm tra là xử lý các hình thức vi phạm có tác dụng răn đe những đối tượng có hành vi gian lận. Việc kiểm tra trước hay sau hoàn thuế cũng mang ý nghĩa nhất định trong việc thúc đẩy ý thức tự giác và nâng cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực hiện nghĩa vụ thuế.
Trên thực tế, đối tượng chịu sự quản lý của phòng Giao thông chủ yếu là các đơn vị Giao thông-Xây dựng quốc doanh nên các trường hợp phân loại kiểm tra trước hoàn thuế cũng ít khi xảy ra. Thông thường, các đối tượng thuộc khu vực ngoài quốc doanh phải kiểm tra trước khi hoàn thường nhiều hơn. Tuy nhiên, bài viết cũng xin đề cập một số giải pháp trong vấn đề này, góp phần làm tăng hiệu quả của công tác phân loại kiểm tra hoàn thuế.
- Việc quy định nhóm đối tượng “đã có hành vi vi phạm pháp luật thuế GTGT” vào diện kiểm tra trước khi hoàn là phù hợp nhưng chưa bao quát hết các đối tượng có nhiều khả năng gian lận. Trên thực tế, các đối tượng gian lận thường không chỉ vi phạm về thuế GTGT và còn vi phạm chế độ kê khai đăng ký thuế, vi phạm luật thuế TNDN…Vì thế nên sửa thành “các đối tượng đã có hành vi vi phạm Pháp luật thuế”. Đồng thời có các văn bản quy định rõ các hành vi được coi là vi phạm Pháp luật thuế.
- Trường hợp các đơn vị xuất khẩu nông lâm, thủy sản qua đường biên giới đất liền không thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng vẫn còn kẽ hở. Nên sửa thành “Cơ sở kinh doanh xuất khẩu hàng hóa là nông, lâm thủy hải sản chưa qua chế biến theo đường biên giới đất liền và trên biển không thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng” nhằm hạn chế các thủ đoạn vi phạm về hoàn thuế.
Vũ Hồng Hạnh Luận Văn TốtNghiệp
- Ngoài ra, bổ sung trường hợp “Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có những thay đổi bất thường không phù hợp với quy mô và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị ”. Khi phân tích các trường hợp gian lận trong