Thu hút ODA cho NN&PTNT theo vùng, lãnh thổ

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 29 - 31)

Y tế nông thôn

1.2.1.2. Thu hút ODA cho NN&PTNT theo vùng, lãnh thổ

Số vốn ODA cam kết trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các vùng khá lớn nhưng so với số vốn cam kết chung cho các vùng thì chiếm tỷ lệ nhỏ. Đó là do vốn ODA cam kết chung cho các vùng thường tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn thông với những dự án đòi hỏi số vốn lớn và những dự án thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường. Sự chênh lệch này có thể thấyqua bảng số liệu dưới đây.

Bảng 1.12: ODA cam kết cho NN&PTNT theo vùng giai đoạn 1993-2004

Đơn vị: triệu USD

STT Vùng ODA

cam kết

Tỷ lệ % ODA cam kết chung

1 Miền núi phía Bắc 501.253 36.09 3629.8

2 Đồng bằng sông Hồng 160.987 11.59 2967.6

3 Băc Trung Bộ 203.451 14.65 5367.8

4 Duyên hải Nam Trung Bộ 164.236 11.82 4980.3

5 Tây Nguyên 106.203 7.65 1587.3

6 Đồng Bằng sông Cửu Long 41.569 2.99 2031.5

7 Đông Nam Bộ 211.368 15.22 8896.5

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Khác với các lĩnh vực khác, các dự án có vốn ODA trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn thường tập trung vào những vùng có tỷ lệ nghèo đói cao, do những vùng này hầu hết dân cư đều làm nông nghiệp, lại là vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi trong khi trình độ dân trí thấp.

Vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ yếu tập trung vào khắc phục khó khăn về cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, dịch vụ y tế, xoá đói giảm nghèo,… Đây cũng là mục tiêu nằm trong chương trình hành động quốc gia của Việt Nam nhằm xoá đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỉ của Liên Hợp Quốc.

Vốn ODA cam kết cho khu vực miền núi phía Bắc là khá lớn 501.253 triệu USD, chiếm 26.09% tổng vốn cam kết. Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống đường giao thông chất lượng thấp, lại đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên các ngành khác cũng ít có cơ hội giao lưu, phát triển. Nguồn vốn ODA dành cho vùng này được thu hút vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

Trong khi đó, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và điều kiện kinh tế khó khăn thứ hai là Tây Nguyên chỉ thu hút được 106.203 triệu USD, chiếm 7.65% tổng ODA cam kết. ODA cho vùng này được thu hút cho các lĩnh vực phát triển cộng đồng dân tộc thiểu số, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, cải tạo đường giao thông.

Các vùng khác cũng thu hút được lượng ODA khá lớn mặc dù là những vùng có tốc độ phát triển kinh tế khá cao. Đó là do, ở các vùng này tập trung nhiều dự án xây dựng lớn như dự án cầu Thanh Trì, cầu Cần Thơ, cảng Tiên Sa, cảng hàng không Tân Sơn Nhất,… Các dự án này góp phần quan trọng

trong việc phát triển kinh tế của các vùng trong cả nước, thúc đẩy thương mại và giao lưu kinh tế.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w