Tiếp tục các chương trình hỗ trợ tín dụng cho người dân nông

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 87 - 89)

Y tế nông thôn

2.2.2.3. Tiếp tục các chương trình hỗ trợ tín dụng cho người dân nông

thôn nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số

Thứ nhất, tiếp tục dành vốn ODA cho tín dụng thực hiện các chương trình vi tín dụng nông thôn (tức là hỗ trợ những khoản vay nhỏ có khi chỉ 1 triệu đồng với lãi suất thấp) mà một số tổ chức như WB, ADB, Oxfam, Save the Children Fund, Action Aid,… đã cung cấp trong thời gian qua. Khi thực hiện các chương trình này cần phân loại những người nghèo thành các cấp

khác nhau, từ người có khó khăn, đến tương đối nghèo, rồi thật sự nghèo và nghèo cùng cực, đặc biệt quan tâm tới những người ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Kinh nghiệm đa số các chương trình cho thấy vi tín dụng hữu hiệu nhất với những người không quá nghèo vì họ đã có một số điều kiện cơ bản, dẫu khiêm tốn. Những người thật sự nghèo và nghèo cùng cực thì phải được cứu giúp hơn là giúp đỡ. Hệ thống vi tín dụng do đó phải linh động tuỳ theo đối tượng và đi kèm theo những biện pháp đặc biệt để giúp đỡ những thành phần khó khăn nhất. Hơn nữa, người nghèo cần được trông cậy lâu dài vào nguồn vốn ấy để có thể tính toán lâu dài như những người làm ăn khác. Vì cậy, sự bền vững của cơ sở tín dụng là rất cần thiết để họ thực sự thoát khỏi nguy cơ tái nghèo.

Thứ hai, các chương trình hỗ trợ tín dụng bên cạnh việc cung cấp các khoản vay cần huy động vốn từ những người dân nông thôn. Thực hiện lập những sổ tiết kiệm có số tiền nhỏ để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tích luỹ và những khoản tích luỹ đó sẽ là nguồn vốn để họ đầu tư sản xuất trong tương lai.

Thứ ba, hoạt động hỗ trợ tín dụng nông thôn nhất là với những doanh nghiệp nông thôn, hộ gia đình cung cấp vốn sản xuất cho người dân cần phải có những điều kiện cho vay vốn cụ thể, lĩnh vực hoạt động được vay vốn, tiến trình trả nợ gốc và lãi. Bên cạnh những hỗ trợ cho lĩnh vực truyền thống, nguồn vốn ODA hỗ trợ tín dụng cần phải tập trung vào những lĩnh vực sản xuất phi truyền thống mang lại hiệu quả cao (tuy có thế có rủi ro lớn) để thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn, giúp phát triển làng nghề truyền thống và dịch vụ nông thôn.

Thứ tư, tiếp tục sử dụng ODA cho hỗ trợ tín dụng với hình thức ngân hàng lưu động tới các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện mục tiêu các dịch vụ ngân hàng cơ bản phải đến được với những làng, xóm xa xôi nhất, với những nông dân và doanh nghiệp ở các vùng xa.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w