Chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 63 - 64)

Y tế nông thôn

1.2.3.2.2. Chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý

Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cần có quy hoạch tổng thể để làm căn cứ cụ thể hoá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc huy động nguồn lực này hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên các văn bản pháp quy về thu hút và sử dụng ODA còn thiếu tính đồng bộ, nhất quán và minh bạch và chưa được thực hiện nghiêm chỉnh ở các cấp. Nghị định 17/2001/NĐ-CP ra đời thay thế cho Nghị định 87/1997/NĐ-CP rất được hoan nghênh, sau 5 năm triển khai thực hiện đã đạt nhiều kết quả có ý nghĩa trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý Nhà nước về ODA. Tuy nhiên quá trình thực hiện Nghị định này còn nhiều bất cập:

- Thiếu đồng bộ giữa Nghị định 17 với các văn bản pháp quy khác mà chủ yếu là văn bản cùng cấp chi phối thực hiện Nghị định này trong các lĩnh

vực cụ thể. Đặc biệt trong bối cảnh Chính Phủ chủ trương đẩy mạnh việc phân cấp trong quá trình ra quyết định đầu tư.

- Khung quy định của Nghị định 17 được xác định chủ yếu áp dụng cho phương thức tiếp cận theo dự án, chưa đảm bảo thích ứng được với xu hướng chuyển sang áp dụng cho một số cách tiếp cận mới trong việc tài trợ ODA ở Việt Nam như tiếp cận theo chương trình hay tiếp cận ngành.

- Nghị định 17 chưa thực sự tạo được cơ sở cho việc thúc đẩy các nhà tài trợ hài hoà thủ tục hay tuân thủ theo hệ thống pháp luật của Chính Phủ Việt Nam.

Việc thực hiện quản lý ODA còn hạn chế. Bộ phận quản lý của các ngành, địa phương còn rải rác, một số bộ phận tách rời gần như độc lập từ khâu xác định, xây dựng, thẩm định, kí kết, phân bổ, quản lý tài chính đến việc tiếp nhận, sử dụng tổng hợp báo cáo tài chính cho các cấp có thẩm quyền. Hơn nữa, việc quản lý xây dựng còn tồn tại nhiều vấn đề như chậm thay đổi thiết kế dự án, lập hồ sơ tuyển và hồ sơ đấu thầu cạnh tranh quốc tế chưa thật phù hợp với Việt Nam gây khó khăn cho các nhà thầu trong nước bởi yêu cầu năng lực kĩ thuật và khả năng tài chính rất cao, số điểm tài chính chiếm tỷ lệ lớn do đó nhà thầu trong nước thường không có khả năng thắng thầu trừ một số nhà thầu liên doanh.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w