Tăng cường vốn ODA hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 86 - 87)

Y tế nông thôn

2.2.2.2. Tăng cường vốn ODA hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Thứ nhất, cần thu hút vốn ODA vào việc hỗ trợ phát triển cây con giống, cung cấp trang thiết bị sản xuất nông nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản,…

Thứ hai, nguồn vốn ODA cần được hỗ trợ cho việc tăng cường thông tin về nông nghiệp cho người dân thông qua ấn phẩm như sách, báo, truyền hình. Những ấn phẩm này phải có nội dung súc tích, dễ hiểu, gần gũi với đời sống của người dân, những ấn phẩm phổ biến kiến thức kĩ thuật cần phải có hình vẽ và giải thích rõ ràng. Thông tin về nông nghiệp không chỉ là những bản tin về tình hình sản xuất mà còn phải có những thông tin về kĩ thuật sản xuất trong từng trường hợp cụ thể ví dụ như kĩ thuật trồng nấm rơm, kĩ thuật chăm sóc lúa,…; thông tin về những vấn đề liên quan như cây con giống (như thế nào là tốt, chăm sóc như thế nào), phân bón cho cây trồng, thức ăn cho vật nuôi. Bên cạnh đó, có thể tiến hành phổ biến kĩ thuật cho bà con thông qua các cuộc họp hợp tác xã, phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã tổ chức các buổi giới thiệu hoặc vừa hướng dẫn lý thuyết vừa trực tiếp tham gia làm cùng người dân. Việc cung cấp thông tin cho bà con dân tộc thiểu số cần phải có những ấn phẩm bằng ngôn ngữ của họ và phải tăng cường công tác tuyên truyền để người dân áp dụng kiến thức khoa học vào nông nghiệp, xoá bỏ lối sản xuất thủ công truyền thống.

Thứ ba, khi thực hiện các dự án ODA dành cho nông nghiệp, nông thôn cần xem xét kĩ điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương nơi dự án triển khai, xem xét kết quả và hiệu quả của dự án sau khi kết thúc. Đồng thời cần theo dõi để kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho người dân sau khi dự án kết thúc nhằm đảm bảo tính lâu dài của dự án, tránh tình trạng dự án kết thúc người dân lại trở về cuộc sống như ban đầu khi chưa có dự án. Ví dụ tiêu biểu như một số dự án nước sạch của UNICEF hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, giúp bà con đào giếng để lấy nước sinh hoạt và nước tưới tiêu nhưng sau khi dự án kết thúc thì giếng cũng không còn nước, một lý do là việc thăm dò địa chất chỉ tiến hành qua loa. Đối với các dự án áp dụng khoa học công nghệ và phát triển cây con giống thì yếu tố tự nhiên (khí hậu, đất đai,…) là rất quan trọng vì mỗi giống vật nuôi, cây trồng thích hợp với những điều kiện khác nhau và đòi hỏi kĩ thuật chăm sóc khác nhau. Vì vậy, nếu không xem xét kĩ các yếu tố sẽ dẫn tới phát triển không bền vững và lãng phí vốn, thời gian và công sức.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w