Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công trình xây dựng cầu đường giao thông tại Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến (Trang 51 - 57)

- Tạo lập và giữ vững uy tín đối với khách hàng, công tác đảm bảo CLCT luôn được đặt lên hàng đầu.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao CLCT xây dựng cầu đường giao thông tại công ty ĐTXD Quyết Tiến công ty ĐTXD Quyết Tiến

3.2.1. Xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000 ISO 9000

3.2.1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của giải pháp

3.2.1.1.1. Cơ sở lý luận

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 quy tụ kinh nghiệm của Quốc tế trong lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng trên cơ sở phân tích các quan hệ giữa người mua và nhà cung cấp. Đây chính là phương tiện hiệu quả giúp các nhà sản xuất tự XD và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là phương tiện để bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất, kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng trước khi ký hết đồng. ISO 9000 có hệ thống chất lượng có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp XD một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là một hệ thống quản lý chất lượng so với hệ thống quản lý chất lượng khác có nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi ở các DN. Có thể coi nó là giấy thông hành để DN đi vào thị trường thế giới.

Việc XD và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000 có những lợi ích sau:

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 đưa ra hệ thống dạng văn bản kiểm soát đầy đủ và chặt chẽ các hoạt động xây lắp công trình

- Đảm bảo cho các công trình xây lắp đáp ứng được các yêu cầu chung của Bộ XD về tiêu chuẩn XD và yêu cầu riêng của chủ đầu tư

- Cung cấp một hệ thống đảm bảo, nhận dạng, kiểm soát ngay và đối phó tức thì những tình trạng yếu kém trong xây lắp công trình nhờ vòng lặp thông tin phản hồi PDCA (Plan, Do, Check, Action)

- Tạo ra các hồ sơ để xác nhận mức độ chất lượng, hiệu quả và thành tựu trong xây lắp công trình

- Đưa ra những quy trình bằng văn bản xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và đặc điểm chung

- Cải tiến việc truyền đạt thông tin

- Sự thoả mãn của chủ đầu tư sẽ làm tăng uy tín của tổ chức - Tăng năng suất và giảm giá thành.

3.2.1.1.2. Cơ sở thực tiễn

Việc XD và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000 là đòi hỏi của quá trình hội nhập, đòi hỏi của thị trường, cũng như đòi hỏi từ nội bộ Công ty ĐTXD Quyết Tiến

• Đòi hỏi của quá trình hội nhập:

- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, tháo dỡ dần rào cản xuất nhập khẩu.

- Đáp ứng yêu cầu của khách hàng nước ngoài nhất là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và kinh tế thị trường cạnh tranh.

• Đòi hỏi của thị trường:

- Mở rông thị phần, giảm CP, tăng uy tín, thoả mãn khách hàng

- Công ty ĐTXD Quyết Tiến có cơ hội thắng thầu các hợp đồng đòi hỏi chất lượng theo mô hình ISO 9000.

• Đòi hỏi từ nội bộ Công ty ĐTXD Quyết Tiến:

- Hiện tại công ty chưa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nào, hệ thống quản lý chất lượng công trình XD theo ISO 9000 là một minh chứng cho sự phù hợp với yêu cầu hiện tại.

- Nâng cao hiệu quả điều hành nội bộ: nâng cao tinh thần đồng đội, phát huy sáng tạo, phù hợp với cải tiến toàn diện.

- Phát triển chất lượng nội bộ: phương cách quản lý chất lượng ngày càng được hệ thống và nhất quán hơn, giảm bớt sự nghi ngờ, sự thay đổi trong các hoạt động, dịch vụ, sản phẩm, các phương cách thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa được tổ chức hữu hiệu.

- Các yêu cầu của HĐ: một số khách hàng định rõ nhà cung cấp phải có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận hoặc áp dụng theo hệ thống của khách hàng.

- Xuất phát từ thị trường: nâng cao danh tiếng của tổ chức thông qua việc đạt chứng nhận do một tổ chức chứng nhận độc lập cấp. Có lợi thế hơn các công ty khác trong việc đấu thầu.

3.2.1.2. Quá trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong công ty theo tiêu chuẩn ISO 9000

Quy trình XD hệ thống quản lý chất lượng trong DN theo tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm các bước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng

Bước đầu tiên khi bắt tay vào việc XD và áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển tổ chức. Lãnh đạo công ty cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác định mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức.

Bước 2: Lập ban chỉ đạo thực hiện dự án ISO 9000

Việc áp dụng ISO 9000 có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy công ty cần tổ chức điều hành dự án sao cho có hiệu quả. Công ty nên có một ban chỉ đạo ISO 9000 bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.

Bước 3: Đánh giá thực trạng của DN và so sánh với tiêu chuẩn

Việc thực hiện xem xét kỹ lưỡng thực trạng của công ty để đối chiếu với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9000, xác định xem yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt động nào tổ chức đã có, mức độ đáp ứng đến đâu và các hoạt động nào chưa có để từ đó XD nên kế hoạch chi tiết để thực hiện. Sau khi đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định những gì cần thay đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.

Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000

Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Công ty cần XD và hoàn thiện tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn. Ví dụ:

- XD sổ tay chất lượng

- Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan - XD các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết.

Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000

Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:

- Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức về ISO 9000

- Hướng dẫn cho cán bộ, công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra

- Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả

- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hoạt động khắc phục đối với sự không phù hợp.

Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận

- Sau khi hệ thống quản lý chất lượng đã được triển khai một thời gian, thường sau đó một tháng, DN tổ chức đánh giá nội bộ để xem xét sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Một số cán bộ của công ty được đào tạo vào thời điểm này có thể tiến hành đánh giá chất lượng nội bộ. Sau khi đánh giá, công ty để xuất và thực hiện các hành động khắc phục. Tuỳ theo tình hình thực hiện, việc đánh giá nội bộ có thể phải tiến hành nhiều lần, cho đến khi hệ thống được vận hành đầy đủ.

- Đánh giá trước chứng nhận: nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách có hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài thực hiện.

- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba là tổ chức đã được công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như

nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.

Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận

Sau khi xét thấy công ty đã thực hiện được các hành động khắc phục và thoả mãn các yêu cầu đã quy định, Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty. Giấy chứng nhận chỉ rõ phạm vi, lĩnh vực hoạt động, tại một địa bàn cụ thể, có hệ thống quản lý chất lượng đã được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000.

Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận

Ở giai đoạn này công ty cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại; đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của tiêu chuẩn để duy trì và cải tiến không ngừng hệ thống chất lượng của công ty.

3.2.1.3. Yêu cầu đối với công ty khi XD hệ thống ISO 9000

- Thành lập Ban chất lượng của công ty với các công việc: XD và triển khai áp dụng hệ thống chất lượng tại công ty cũng như trong từng bộ phận của công ty, từng đội XD; duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại công ty cũng như bộ phận, đội XD; liên hệ về những vấn đề liên quan đến hệ thống chất lượng của công ty, bộ phận và đội XD; tham gia hoạch định, kiểm soát và đánh giá chất lượng các dự án.

- Chỉ định một đại diện lãnh đạo về chất lượng chịu trách nhiệm chính trong quá trình triển khai thực hiện dự án và đầu mối làm việc với bên Tư vấn.

- Thành lập nhóm thực hiện ISO 9000 tại các phòng ban đồng thời phải cử cán bộ thường trực làm đầu mối liên hệ với tư vấn và những người có trách nhiệm trong công ty.

- Lãnh đạo công ty cần dành thời gian để gặp gỡ, nắm tình hình tiến độ và những đề xuất từ phía tư vấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện kịp thời các công việc đã thống nhất sau mỗi buổi làm việc. - Cung cấp nguồn lực để thực hiện tốt các yêu cầu của tiêu chuẩn

- Công ty cần phải chuẩn bị tốt NNL cũng như cơ sở vật chất để việc thực thi hệ thống chất lượng đạt hiệu quả cao.

3.2.1.4. Những hoạt động triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Vì công ty là DN xây lắp nên những hoạt động công ty cần thực hiện để triển khai hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng công trình XD cầu đường giao thông như sau:

• Mua sản phẩm:

Mua vât tư, NVL cần thiết cho quá trình thi công công trình cần có tư vấn chọn HĐ, HĐ phụ hoặc dịch vụ cung ứng vật tư. Yêu cầu các HĐ phụ, các nhà cung ứng phải có thoả thuận và ghi nhận. Các bản ghi nhận dùng làm phụ lục cho các HĐ. Chứng chỉ của bên thứ ba làm cơ sở cho việc này.

- Công ty cần hiểu rõ mình quan tâm tới gì nhất trong việc mua vật tư và thuê ngoài dịch vụ. Số lượng và chất lượng cần thể hiện rõ ngay từ đầu trong đơn đặt hàng và thoả thuận. Thời hạn và địa điểm giao nhận cần phải được làm rõ. Công ty cần có thái độ dứt khoát nếu một trong các điểm trên không đáp ứng.

- Công ty cần duy trì một danh sách các nhà cung cấp các vật tư chính và các dịch vụ để được nhận các bản báo giá và thảo các đơn đặt hàng, đảm bảo các vật tư và dịch vụ nhận được từ các nguồn hàng tin cậy.

• Kiểm soát quá trình thi công:

Chất lượng của điều hành phải được đưa vào quá trình. Các quá trình chủ yếu tạo thành dây xích. Các thủ tục phải được viết ra cho mỗi một quá trình và được thể hiện trên văn bản:

- Sự diễn biến hàng ngày của công tác chất lượng: Song hành diễn ra nhiều công việc, và sự theo dõi, giám sát, ghi chép, mọi sai sót hoặc dưới tiêu chuẩn đều cần được giám sát của nhà thầu chính, khẳng định và làm sáng tỏ cho các thầu phụ.

- Thanh tra và thử nghiệm: bao gồm 3 bước: + Quy định thanh tra và thử nghiệm

+ Thanh tra và thử nghiệm trong quá trình thi công + Thanh tra và thử nghiệm kết quả

- Không đạt và hành động khắc phục

Chỗ không đạt có thể được báo cáo phát hiện do nhiều nguồn như: + Giám sát thầu phụ của nhà thầu chính

+ Giám sát của tư vấn giám sát đối với nhà thầu chính

+ Giám sát của tư vấn thiết kế khi thực hiện quyền tác giả - Đại diện của chủ đầu tư theo dõi công trình - Kiểm tra của cơ quan hữu trách.

+ Mọi thiếu sót đều cần được xử lý theo các cách:

• Làm lại để đạt yêu cầu kỹ thuật quy định - Chấp nhận sửa chữa một phần hoặc không cần sửa chữa

• Loại bỏ hoàn toàn.

• Kiểm tra cuối cùng và bàn giao:

Giám đốc dự án và giám đốc thi công chuẩn bị lịch kiểm tra tất cả các công việc, có phân công trách nhiệm cho từng công việc kiểm tra.

Khi bàn giao cuối cùng các công việc cần làm tại hiện trường là:

- Tổ chức bàn giao sổ tay bảo trì, các bản vẽ công trình, bảo hành, chìa khoá... - Tập hợp bộ các bản ghi chất lượng, ảnh chụp đưa về cơ quan điều hành đầu não để lưư giữ

- Tổ chức việc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và xoá nợ

- Lập quyết toán tài chính với các nhà thầu phụ và chủ đầu tư.

3.2.1.5. Nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9000

 Hướng vào khách hàng (Customer focus)  Sự lãnh đạo (Leadership)

 Sự tham gia của mọi người (Involvement of people)  Cách tiếp cận theo quá trình (Process Approach)

 Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý (System approach to management)  Cải tiến liên tục (continual Improvement) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Quyết định dựa trên sự kiện (Factual approach to decision making)

 Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng (Manually Beneficial supplier relationships).

Để công trình đạt chất lượng cao, công ty cần thực hiện tốt các nguyên tắc trên, đảm bảo là đúng ngay từ đầu, giảm bớt CP khắc phục, CP phòng ngừa...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công trình xây dựng cầu đường giao thông tại Công ty Đầu tư xây dựng Quyết Tiến (Trang 51 - 57)