Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản tại Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 32 - 35)

- Bước 5: Theo dõi khoản vay, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng

1.3.3.2.Thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn

Sau khi đã kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn. Các nội dung cần thẩm định như:

• Năng lực pháp lý của khách hàng :

Tức là đánh giá xem khách hàng có đảm bảo năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hay không.

• Tư cách pháp nhân :

Chủ đầu tư phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh về đầu tư kinh doanh BĐS.

• Ngành nghề kinh doanh của khách hàng:

Phải là những khách hàng đáp ứng các điều kiện sau:

- Là các chủ đầu tư cấp 1 (có tên trên quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền) của dự án BĐS.

- Riêng cho vay đối với chủ đầu tư cấp 2, đơn vị trình TGĐ xem xét theo từng trường hợp cụ thể.

• Kinh nghiệm :

Chủ đầu tư có tối thiểu hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư BĐS và thể hiện năng lực trong việc thực hiện những dự án tương tự. Nếu khách hàng là doanh nghiệp mới khởi nghiệp hoặc hoạt động dưới 02 năm thì Ban giám đốc phải có kinh nghiệm tối thiểu 3 năm trong lĩnh vực liên quan và cổ đông/thành viên góp vốn của doanh nghiệp phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh BĐS.

• Mô hình tổ chức, bố trí lao động :

Được thể hiện thông qua điều lệ hoạt động của doanh nghiệp và thực tế đánh giá ngay tại doanh nghiệp của cán bộ Ngân hàng khi khảo sát doanh nghiệp trước khi tiến hành cho vay.

• Quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng :

Nếu khách hàng từ trước đã có quan hệ với Techcombank hoặc đã có quan hệ tốt với các Ngân hàng khác cũng sẽ được đánh giá cao hơn.

• Năng lực tài chính của khách hàng:

- Chủ đầu tư phải có vốn pháp định tối thiểu theo quy định của luật kinh doanh BĐS. (Theo Khoản 1, điều 3, chương 2 Nghị định153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 6 tỷ đồng Việt Nam), có tỷ lệ vốn thuộc sở hữu của mình/ tổng mức đầu tư của dự án tối thiểu 30%. Vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư là vốn thực có của chủ đầu tư tính đến năm trước liền kề với năm chủ đầu tư thực hiện dự án BĐS được thể hiện trong báo cáo tài chính của chủ đầu tư và phải được kiểm toán độc lập xác nhận. Việc xác nhận vốn pháp định của chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh. Chủ đầu tư có trách nhiệm chứng minh năng lực tài chính của mình để thực hiện dự án thông qua việc lập danh mục các dự án đang thực hiện đầu tư trong đó nêu rõ tổng vốn đầu tư của từng dự án.

- Chủ đầu tư phải được xếp hạng từ mức B3 trở lên theo quy định về xếp hạng doanh nghiệp của Techcombank.(Xem phụ lục 1)

• Techcombank ưu tiên tài trợ cho các chủ đầu tư thuộc nhóm các doanh nghiệp sau:

- Các chủ tập đoàn kinh tế của Nhà nước, nhất là các Tập đoàn trong lĩnh vực đầu tư BĐS/ xây dựng công trình.

- Các Tổng công ty, công ty lớn và uy tín của Nhà nước, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư BĐS/ xây dựng công trình.

- Các công ty được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có uy tín trong lĩnh vực đầu tư BĐS/xây dựng công trình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản tại Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 32 - 35)