Định hướng về công tác Thẩm định các dự án kinh doanh BĐS 1 Xu hướng phát triển của ngành BĐS trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản tại Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 90 - 92)

- Bước 5: Theo dõi khoản vay, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng

2.1.3.Định hướng về công tác Thẩm định các dự án kinh doanh BĐS 1 Xu hướng phát triển của ngành BĐS trong thời gian tớ

VÀ CÁC DỰ ÁN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN 2.1 Định hướng chung

2.1.3.Định hướng về công tác Thẩm định các dự án kinh doanh BĐS 1 Xu hướng phát triển của ngành BĐS trong thời gian tớ

2.1.3.1. Xu hướng phát triển của ngành BĐS trong thời gian tới

Như ta đã biết BĐS là ngành có đặc tính là vô cùng nhạy cảm với các yếu tố của thị trường. Bất cứ một sự thay đổi của lãi suất, giá vàng, giá đô, hay thị trường chứng khoán… đều ảnh hưởng đến độ “nóng”, “lạnh” của thị trường BĐS. Một ví dụ điển hình đó là thị trường BĐS những tháng đầu năm nay, với sự biến động của một loạt các yếu tố: thị trường chứng khoán rớt giá, giá vàng và giá dầu thay nhau đạt kỷ lục, lãi suất ngân hàng tăng kịch trần, tiền đô mất giá do nền kinh tế Mỹ suy thoái…đã khiến thị trường BĐS bắt đầu nóng lên. Khiến cho các ngân hàng lo ngại, bắt đầu có chính sách thắt chặt cho vay với lĩnh vực này. Vì tính nhạy cảm như vậy, nên các dự báo cho thị trường này chỉ mới là các dự báo ngắn hạn (một năm), tuy nhiên thì vẫn không thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

Dưới đây là một vài dự báo của CBRE cho thị trường BĐS năm 2008

Theo dự báo của Tập đoàn kinh doanh BĐS CB Richard Ellis Group (CBRE), năm 2008 giá cả thị trường BĐS Việt Nam sẽ còn tăng cao và tăng mạnh.

• Cung không đủ cầu

Tại buổi họp báo chiều 22/02/2008, Tập đoàn CBRE đã đưa ra nhận định: “Năm 2008 là năm khả quan đối với thị trường BĐS Việt Nam, bởi nhu cầu ở tất cả các mảng thị trường vẫn còn rất lớn”.

Hai thị trường BĐS lớn và sôi động nhất ở Việt Nam vẫn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Sự thiếu cân bằng của thị trường BĐS Hà Nội có thể nhận thấy qua nguồn cung thị trường văn phòng với khoảng 300.000m2 tổng diện tích văn phòng hạng A và hạng B, chỉ bằng 4% tổng cung văn phòng hạng A và hạng B của Bangkok (Thái Lan).

Trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội hiện nay là Vincom City Towers Shopping Centre chỉ có 30.000m2 tổng diện tích sàn với 17.000m2 diện tích bán lẻ cho thuê.

Một trong các nhu cầu lớn nhất của thị trường BĐS Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là về nhà ở, đặc biệt là nhà ở cao cấp. Người mua chủ yếu là “mua để cho thuê” nhằm vào người nước ngoài. Xu hướng chung đó của thị trường được mở rộng bởi thị trường thế chấp và tâm lý người Việt Nam muốn sở hữu nhà riêng. Tuy nhiên, gần đây Chính phủ đã ban hành một số các quy định nhằm hạn chế sự bùng nổ của thị trường thế chấp. Các dự án nhà ở cao cấp tại các vị trí trung tâm cũng theo xu hướng “nóng” của các thành phố Châu Á khác như Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore, và Hong Kong.

Ở mảng thị trường khách sạn, số lượng phòng khách sạn 4-5 sao hiện tại còn rất hạn chế. Khách đến Hà Nội thường gặp khó khăn trong việc tìm thuê phòng khách sạn cho thấy nhu cầu có thêm nhiều phòng khách sạn hơn.

• Giá cả thị trường bán lẻ, cho thuê văn phòng, nhà ở và khách sạn tiếp tục tăng cao

Từ nay đến cuối năm 2008 tại Hà Nội sẽ có nhiều dự án hoàn thành và đi vào sử dụng như: 2 tòa nhà văn phòng hạng B là Viet Tower (cung cấp 10.000m2 tổng diện tích văn phòng cho thuê) và Sun City Building ( 5.000m2); một trung tâm thương mại khác với 22.300m2 diện tích bán lẻ cho thuê, gần The Manor, The Garden sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2008 hoặc đầu năm 2009 với 170 căn, tuy nhiên 98% số căn hộ đã được bán hết;

ngoài ra còn dự án Park Lane thuộc dự án Ciputra (2 tháp gồm 308 căn), Vinaconex/Vimeco (750 căn), và 3 tòa nhà E1, E2 và E3 thuộc dự án Ciputra (khoảng 500 căn).

Dự báo thị trường BĐS Việt Nam năm 2008, CBRE nhận định: “Điểm chính của thị trường BĐS Việt Nam năm 2008 là nhu cầu vẫn ở mức cao trong khi nguồn cung vẫn hạn chế. Nguồn cung sẽ không đáp ứng được lượng cầu trong năm 2008 và 2009, mà phải đến năm 2010 và sau đó. Do vậy giá đất, giá cho thuê văn phòng, khách sạn và căn hộ ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa”.

Ngày 1/1/2009 là dấu mốc rất quan trọng cho cả nhà bán lẻ quốc tế và nhà bán lẻ Việt Nam, là thời điểm WTO yêu cầu Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các hãng bán lẻ quốc tế. Rất nhiều hãng lớn sẽ gia nhập thị trường vào năm 2009. Vì vậy, nhu cầu diện tích cho các trung tâm thương mại tại các đô thị lớn dự báo trong khoảng thời gian 2-3 năm tới sẽ còn rất lớn.

CBRE cho rằng: “Nhu cầu lớn đối với các dự án mới sẽ đẩy giá mua lên trên 4.000 USD/m2 và có thể trên 5.000 USD/m2 đối với các dự án ở vị trí đẹp. Hiện tại giá nhà ở đang dao động trong khoảng 1.600 – 3.500 USD/m2. Lượng cầu xuất phát từ các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam ở nước ngoài do có những điều luật mới cho phép họ được đầu tư vào thị trường này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án kinh doanh bất động sản tại Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ - Thương Việt Nam (Techcombank) (Trang 90 - 92)