Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (Trang 25 - 29)

đặt ra được mục tiêu đúng đắn mới đào tạo ra những công chức thanh tra tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, giúp cơ quan lãnh đạo và quản lý vừa kiểm tra được công tác chấp hành pháp luật của các cơ quan thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp

Dó đó, việc đặt ra mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là cơ sở cho việc đặt ra các nguyên tắc, phạm trù, nội dung, phương tiện của quá trình đào tạo, bồi dưỡng hướng tới tương lai. Việc xác định không chính xác hay phiến diện, sai lầm về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đều ảnh hưởng, tác động tới chất lượng tốt hay xấu của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra Tư pháp.

1.1.2.3. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp tra ngành Tư pháp

Nội dung đào tạo là một yếu tố quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở mục tiêu và đồng thời xuất phát từ nhu cầu đặc điểm của đối tượng. Xác định, phân loại đối tượng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thanh tra Tư pháp là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nó sẽ khắc phục tình trạng bồi dưỡng tràn lan, làm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với địa chỉ cần sử dụng. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm tình hình của ngành. Kiến thức cần đào tạo bồi dưỡng không phải là những nội dung đã được đào tạo đối với công chức khi được tuyển dụng. Do đó phạm vi nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra thanh tra ngành Tư pháp nói riêng phải có quan điểm chung bao gồm:

- Về chính trị: đào tạo kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng. Những nội dung này bảo đảm cho công chức thanh tra Tư pháp trở thành những người trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội

- Về nghiệp vụ công tác thanh tra: đây là nội dung quan trọng trong chương trình. Phần này chiếm tỷ lệ lớn, tập trung vào các vấn đề nảy sinh thường xuyên trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo bao gồm những vấn đề sau:

+ Quy trình tổ chức, triển khai một cuộc thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo;

+ Công tác Trưởng đoàn thanh tra;

+ Quy trình tổ chức cuộc thanh tra trong phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương;

+ Thu thập, thẩm tra, xác minh chứng cứ trong thanh tra kinh tế - xã hội; + Tiếp dân, nhận các khiếu nại, tố cáo trong giải quyết, tố cáo của công dân; + Kỹ thuật xây dựng các văn bản trong quá trình thanh tra (lập các loại biên bản, yêu cầu kết luận, kiến nghị, quyết định);

+ Sử dụng quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên; + Kinh nghiệm xử lý các tình huống trong thanh tra;

+ Tâm lý đối tượng thanh tra;

+ Các khoa học kinh tế vận dụng công tác thanh tra;

+ Các biện pháp bảo đảm thi hành kết luận, kiến nghị, quyết định của Đoàn thanh tra;

- Về pháp luật: xuất phát từ yêu cầu thực hiện trách nhiệm của mình, trong điều kiện hiện nay để có thể hoàn thành trách nhiệm phát hiện những sai lệch trong quá trình tổ chức thực hiện và chấp hành chính sách, pháp luật. Công chức thanh tra nói chung và công chức thanh tra ngành Tư pháp nói riêng không thể không trang bị những kiến thức của khoa học pháp luật. Đây

là nội dung cơ bản nhất, bắt buộc phải có và chiếm tỷ lệ đáng kể trong chương trình. Tuy nhiên, nội dung cần chọn, tập trung vào những vấn đề pháp lý cơ bản nhất, bao gồm:

+ Khái quát những vấn đề chung về Nhà nước và pháp luật: lịch sử ra đời của Nhà nước, bản chất, đặc điểm của Nhà nước, bản chất pháp luật, các kiểu nhà nước và các hệ thống pháp luật;

+ Khái quát những vấn đề chung về các ngành Luật ở nước ta như luật hành chính, luật hình sự, luật quốc tế, luật dân sự... (khái niệm, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung cơ bản);

+ Nội dung cơ bản một số văn bản pháp luật hành chính: bộ luật hình sự, Luật dân sự, luật hành chính, Bộ luật tổ tụng hình sự, Bộ luật lao động, luật đất đai, luật ngân sách, Pháp lệnh kế toán thống kế, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;

- Hệ thống những văn bản pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, văn bản về chuyên ngành Tư pháp

+ Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành, một số quy định về thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực;

+ Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành. Một số quy định về quản lý khiếu nại, tố cáo;

+ Pháp lệnh chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; + Có thể giới thiệu thêm một số nét về tố cáo và hoạt động của các tổ chức thanh tra, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại hành chính ở một số nước trên thế giới;

+ Giới thiệu Nghị định số 76/2006/NĐ - CP ngày 02/8/200 quy định về “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp”; Nghị định số 74/2007/NĐ - CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định về “tổ

chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp”.

- Về quản lý nhà nước và kinh tế: nội dung bao gồm những vấn đề cơ bản về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, vai trò và một

số chính sách trong quản lý kinh tế của nhà nước ta; vị trí vai trò của các đoàn thể quần chúng, tổ chức, hoạt động của hệ thống thanh tra Nhà nước

+ Khái quát cơ cấu tổ chức, đặc điểm, tính chất và nguyên tắc của bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của nhà nước ta; + Khái quát tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;

+ Tính chất, chức năng, quyền hạn của Chính phủ và những cơ quan hành chính các cấp;

+ Khái quát vị trí, vai trò và tổ chức của các đoàn thể quần chúng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khái quát vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần;

+ Vai trò của Nhà nước và những vấn đề điều chỉnh bằng pháp luật trong hoạt động kinh tế, xã hội. Khái quát một số nội dung văn bản pháp luật: luật ngân sách, luật công ty, luật doanh nghiệp, luật phá sản, luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, pháp lệnh kế toán thống kê và một số vấn đề cụ thể khác trong quản lý.

- Một số vấn đề khác: chương trình cũng chú trọng tâm lý trong công

tác thanh tra, kỹ thuật xây dựng văn bản trong công tác thanh tra. Ngoài ra, cần xây dựng những nội dung về quản lý và hoạt động của các loại hình thanh tra chuyên ngành.

- Về đạo đức của công chức thanh tra ngành Tư pháp Tư pháp

Xây dựng nền giáo dục đạo đức (đạo đức cách mạng) không chỉ định ra nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực cơ bản nói chung của xã hội mà đối với từng ngành cũng cần có những chuẩn mực đạo đức cơ bản của ngành đó, nhất là những ngành rất gần gũi với pháp luật như ngành thanh tra. Bởi vậy cán bộ, công chức thanh tra cần có những phẩm chất đạo đức xã hội vừa phù hợp với yêu cầu của ngành thanh tra Tư pháp, thanh tra viên cần có những phẩm chất

đạo đức cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu chung của nền đạo đức, xã hội, vừa phù hợp với yêu cầu của ngành trong tình hình mới. Công chức thanh tra phải có tính tổ chức kỷ luật, độc lập nghiêm túc thực hiện công việc vì lợi ích chung, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí;

- Yêu cầu về tính trung thực, tính khiêm tốn của công chức thanh tra. Giáo dục cho công chức thanh tra về phẩm chất, đạo đức như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Thuấn nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hòi người làm công tác thanh tra phải đạt đến sự hài hoà giữa năng lực và phẩm chất, thấm nhuần những nội dung đạo đức cách mạng, hiểu rõ những giá trị cao đẹp như lời Bác Hồ căn dặn trước lúc đi xa “Đảng ta là một đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”. Tri thức là sức mạnh, nhưng nếu được sử dụng phục vụ cho chủ nghĩa cá nhân thì sức mạnh ấy càng lớn, tác dụng phá hoại càng lớn. Đó là lẽ vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục đạo đức. Và người gọi đạo đức cách mạng là cái gốc của người cách mạng. Đối với người cán bộ thanh tra cũng không nằm ngoài cái chung đó. Công tác giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng phẩm chất đạo đức cho người cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng đòi hòi hiện nay.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (Trang 25 - 29)