- Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ,
1.2.2.2. Yêu cầu đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp
tra ngành Tư pháp
Trên thế giới, cho đến nay chưa có hệ thống trường bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chính quy. Một số nước có các khoa về bồi dưỡng thanh tra nhưng chúng chỉ nằm trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành về hành chính, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế...
Trường Cán bộ thanh tra đã có nhiều thành tựu và đóng góp quan trọng trong vệc bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ công chức thanh. Đối tượng đào tạo là những cán bộ của các cơ quan Đảng và Nhà nước nằm trong ngành thanh tra nói chung và thanh tra Tư pháp nói riêng. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ này không phải đều đã được đào tạo trong ngành thanh tra. Đặc điểm lứa tuổi cũng khác nhau trong đối tượng đào tạo, có những người đã qua nhiều lĩnh vực công tác qua nhiều năm; có người mới vào nghề nào đó và mới bước vào ngành thanh tra, cho nên kinh nghiệm cuộc sống cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp là đa hình đa dạng. Do vậy, chương trình phải làm sao cho mọi học viên đều có thể tiếp thu được.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: đối với cán bộ, được làm công tác thanh tra là một vinh dự. Vì công tác thanh tra là công tác quan trọng Đảng và Chính phủ có tin cậy mới giao cho làm nhiệm vụ ấy... Cán bộ thanh tra nói chung và cán bộ Thanh tra Tư pháp nói riêng đều là nhân tố có ý nghĩa quyết định kết quả công tác thanh tra. Chính vì vậy, đào tạo bồi dưỡng công chức thanh tra nói chung và ngành Tư pháp nói riêng phải có chương trình đào tạo như sau:
Thứ nhất: về phẩm chất chính trị
- Yêu nước tin tưởng tuyệt đối vào lý tưởng cách mạng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu. Đấu tranh chống lại mọi lệch lạc biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội, đi trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc; có tinh thần độc lập sáng tạo, không thụ động, ỷ lại trong công tác. Đoàn kết có tinh thần hỗ trợ, phối hợp tốt trong công việc;
- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không thờ ơ trước mọi vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Đi đầu trong công cuộc đổi mới và phong trào quần chung cơ sở;
Thứ hai: về đạo đức, lối sống
Công tác thanh tra là công tác cực kỳ quan trọng nên phải do người có phẩm chất đạo đức tốt và có uy tín. Ngày nay, đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phấn đấu mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong công cuộc xây dựng bề bộn này Nhà nước ta rất cần có một đội ngũ có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có lối sống giản dị chống lại những hành vi tiêu cực đi ngược lại lợi ích của nhân dân như: quan liêu, tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, mất dân chủ, giải quyết nhanh chóng và kịp thời những khiếu kiện của nhân dân, phải có thái độ vô tư, khách quan trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân. Những vấn đề khiếu kiện hiện nay của nhân dân với các cơ quan Nhà nước nổi lên rất nhiều: từ quản lý, sử dụng đất đai, thu chi ngân sách ở địa phương, giải quyết các chế độ, chính sách, huy động và sử dụng các khoản đóng góp của dân... Đó cũng là những vấn đề đòi hỏi người cán bộ thanh tra phải có bản lĩnh, năng lực, có tác phong gần gũi, lắng nghe ý kiến của quần chúng;
- Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; không quan liêu, hách dịch cửa quyền, sách nhiễu gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
- Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc; biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và những người xung quanh; có lối sống giản dị, không bê tha đoàn kết, chân tình với đồng nghiệp, đồng sự. Gắn bó mật thiết
với nhân dân, được nhân dân nơi cư trú tín nhiệm. Phấn đấu trở thành một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng thì cán bộ thanh tra phải luôn rèn luyện và trau dồi đạo đức cách mạng của người cán bộ thanh tra như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “cán bộ thanh tra phải cố gắng học tập, học cái hay, tránh cái dở, trau dồi đạo đức Cách mạng, nâng cao trình độ lý luận, trình độ nghiệp vụ và trình độ chuyên môn để làm việc cho tốt” [6].
Từ những trình bày trên cho thấy, vấn đề nâng cao đạo đức, lối sống, năng lực hoạt động cho mỗi cán bộ thanh tra là một trong những yêu cầu cấp bách, một nhiệm vụ đặc biệt vừa có tính cấp thiết trước mắt, vừa mang tính thường xuyên, cơ bản lâu dài, góy phần vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của nước ta và nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra nói chung và thanh tra ngành Tư pháp nói riêng.
Thứ ba: trình độ đào tạo
Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ ba khoá VIII đã xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: “ lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xác định quá trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường. Nội dung bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ; chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng cả kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành”. Để quán triệt tinh thần Nghị quyết, thanh tra Chính phủ và thanh tra các bộ, ngành đã xây dựng chương hành động cụ thể và cụ thể hoá bằng việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra, xây dựng chiến lược về cán bộ thanh tra với mục tiêu chung là: “trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; trung thành với chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tuỵ với công vụ; có trình độ quản lý tốt đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước”.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn của từng ngạch công chức và chức danh cán bộ quản lý đã được Nhà nước ban hành nhằm
khắc phục cơ bản những khiếm khuyết, hẫng hụt hiện nay để thực thi công vụ, bảo đảm yêu cầu công việc và đào tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho các cơ quan Nhà nước bao gồm thi tuyển công chức, đào tạo tiền công vụ, đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm nâng ngạch, bậc công chức [35].
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra ngành Tư pháp hiện nay thì việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ là cần thiết và cấp bách. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức thanh tra là một vấn đề lớn, gồm nhiều nội dung: quan điểm, lập trường, phẩm chất đạo đức, tính trung thực, khách quan của người cán bộ thanh tra, về tài chính - kế toán, về xây dựng cơ bản, trình độ, phương pháp thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thì việc phân loại theo đối tượng để đào tạo, bồi dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng.
* Đối với thanh tra viên ngành Tư pháp:
Nhiệm vụ cụ thể: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, xét khiếu nại, tố cáo; Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan và phân công các thành viên trong đoàn tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến việc thanh tra, xét khiếu nai, tố cáo. Lập biên bản và viết báo cáo kết luận rõ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp giải quyết, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình; Tạm đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình đồng thời báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện phần việc được giao, bàn giao hồ sơ, tài liệu của cuộc thanh tra theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Hiểu biết: Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để vận dụng vào hoạt động thanh tra; Nắm được nguyên
tắc, chế độ, thể lệ trong quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, quản lý Nhà nước, có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội; nắm chắc quy trình nghiệp vụ thanh tra; có khả năng tổ chức và tập hợp quần chúng để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; có năng lực phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.
Yêu cầu về trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý Nhà nước và kiến thức pháp luật. Nếu là đại học chuyên môn nghiệp vụ hoặc tương đương (đã qua thời gian tập sự) thì phải theo học một lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thanh tra; Qua khoá đào tạo quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên. Biết một ngoại ngữ trình độ A (đọc, hiểu sách chuyên môn ngành Tư pháp và các văn bản thanh tra ngành).
* Đối với thanh tra viên chính ngành Tư pháp:
Nhiệm vụ cụ thể: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, xét khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan và phân công các thành viên trong đoàn tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ, tài liệu, có liên quan đến vụ việc thanh tra, xét khiếu nại, tố cáo; Lập biên bản và viết báo cáo kết luận rõ đúng sai, nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp giải quyết, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình; Được đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi tích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình đồng thời báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, xét khiếu nại, khiếu tố; Tổ chức tổng hợp, phân tích, tổng kết đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động thanh tra, xét khiếu nại, tố cáo, nghiên cứu đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện về công tác quản lý ngành; Trực tiếp phúc tra các vụ việc do thanh tra viên thực hiện và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết quả phúc tra; Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho thanh tra viên.
Hiểu biết: Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm được thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, đề xuất nội dung cần thanh tra; tổ chức thực hiện có hiệu quả; Nắm vững nguyên tắc, chế độ, thẻ lệ trong quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội; Có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngành theo lĩnh vực được phân công đảm nhận. Hướng dẫn, điều hành được thanh tra viên, cộng tác viên trong đoàn thanh tra; Có năng lực phân tích, tổng hợp, nghiên cứu những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của một ngành, một lĩnh vực hoặc một cấp quản lý như: quận, huyện, sở, tổng công ty, liên hiệp xí nghiệp...; Am hiểu sâu tình hình kinh tế - xã hội;
Yêu cầu về trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đại học trở lên, phải ở ngạch thanh tra hoặc chuyên viên tối thiểu là 9 năm; Nếu là đại học chuyên môn nghiệp vụ hoặc tương đương (đã qua thời gian tập sự) thì phải theo học một lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thanh tra; Qua khoá đào tạo quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên chính. Biết một ngoại ngữ trình độ B (đọc, dịch thông thường, hiểu sách chuyên môn ngành Tư pháp và các văn bản thanh tra của ngành).
* Đối với thanh tra viên cao cấp ngành Tư pháp:
Nhiệm vụ cụ thể: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, xét khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền được giao; Trực tiếp thực hiện tổ chức việc phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc các cấp, các ngành, các đơn vị hữu quan và sử dụng được các cộng tác viên để thu thập, phân tích, thiết lập được hồ sơ, tài liệu chứng cứ rõ ràng, kết luận được việc đúng, sai, tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị biện pháp giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận, kiến nghị của mình về việc thanh tra. Phát hiện những sơ hở trong quản lý của các ngành, lĩnh vực hoặc một cấp quản lý để đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước; Được đình chỉ việc làm xét thấy đang hoặc sẽ gây
tác hại đến lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, hoặc gây cản trở đến cuộc thanh tra, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định của mình đồng thời báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Chủ trì tổ chức hoặc tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ về thanh tra, khiếu nại, tố cáo...; Trực tiếp phúc tra vụ việc thuộc thanh tra viên cấp dưới giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết quả phúc tra; Chủ trì tổ chức được việc tổng kết, đánh giá đúc rút kinh nghiệm về công tác thanh tra Nhà nước và nghiên cứu đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, nhằm hoàn thiện các văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chủ trì tổ chức xây dựng nội dung, chương trình và biên soạn các tài liệu để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các ngạch thanh tra viên cấp dưới và tham gia giảng dạy cho các lớp theo yêu cầu.
Hiểu biết: Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong từng thời kỳ; Nắm vững các nguyên tắc, chế độ, thể lệ trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội; Am hiểu sâu rộng về kinh tế - xã hội trong và ngoài nước; Có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp được tình hình hoạt động quản lý của nhiều lĩnh vực; Có khả năng tổ chức và tập hợp các thanh tra viên, thanh tra viên chính, cộng tác viên thanh tra và quần chúng trong quá trình thanh tra.
Yêu cầu về trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đại học trở lên, phải ở ngạch thanh tra viên chính hoặc chuyên viên chính tối thiểu là 6 năm; Qua khoá đào tạo về quản lý hành chính Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp của Học viện Hành chính - Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Qua lớp đào tạo bồi dưỡng chính trị cao cấp; Có trình độ ngoại ngữ C (đọc, dịch, nói thông thạo).
Trên thực tế, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công chức cần phải có hàng loạt các năng lực sau:
Khả năng ứng xử và giao tiếp: khả năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng như kinh nhiệm xã hội của người công chức. Khả năng này giúp công chức nói chung và công chức thanh tra Tư pháp núi riêng nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và