Thực trạng đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp từ năm 1982 đến nay

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (Trang 64 - 70)

- Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra phải thực hiện đúng nhiệm vụ,

2.1.2.Thực trạng đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp từ năm 1982 đến nay

năm 1982 đến nay

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ thanh tra ngành Tư pháp đã được xác định, hoạt động của công tác thanh tra nhằm phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo ngành, góp phần vào việc bảo đảm chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước với phương hướng, nhiệm vụ công tác của ngành đề ra. Những kết quả trong hoạt động của Thanh tra toàn ngành đạt được trong thời gian qua càng khẳng định công tác thanh tra có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu được trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp; lực lượng cán bộ, công chức Thanh tra ngành Tư pháp cũng đang ngày càng trưởng thành và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện có hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước công tác tư pháp trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng nặng nề về chức năng, nhiệm vụ của ngành Tư pháp hiện nay, thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra Tư pháp cũng còn nhiều tồn tại, bất cập.

* Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra Bộ: - Về cơ cấu công chức Thanh tra Bộ

+ Tổng biên chế hiện nay là 21 người, 03 công chức lãnh đạo (01 Quyền Chánh Thanh tra và 02 Phó Chánh Thanh tra).

+ Thanh tra viên chính: 05 chiếm tỷ lệ 23,8 %, hiện nay Thanh tra Bộ chưa có Thanh tra viên cao cấp;

+ Thanh tra viên: 13 chiếm tỷ lệ 61,9%; + Chuyên viên: 3 chiếm lệ 14,3 %;

- Theo giới tính

+ Nam: 12, chiếm tỷ lệ 57,2 %; + Nữ: 9, chiếm tỷ lệ 42, 2 %

- Về trình độ chuyên môn

+ Trên đại học: 10, chiếm tỷ lệ 47,6%; + Đại học: 11, chiếm tỷ lệ 52,4 %;

- Trình độ lý luận chính trị: + Cao cấp: 3, chiếm tỷ lệ 14,3 %; + Trung cấp: 18, chiếm tỷ lệ 85,7 %;

- Theo trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên + Bồi dưỡng chuyên viên: 3, chiếm tỷ lệ 14,3 %;

- Theo trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính

+ Bồi dưỡng công chức thanh tra đủ điều kiện để thi chuyển ngạch từ thanh tra viên lên thanh tra viên chính: 03

- Trình độ ngoại ngữ + Trình độ A: 2, chiếm tỷ lệ 9,5 %; + Trình độ B: 9, chiếm tỷ lệ 42,8 %; + Trình độ C: 10, chiếm tỷ lệ 47,7 %; - Trình độ tin học + Trình độ A:13, chiếm tỷ lệ 61,9 %;

+ Trình độ B: 7, chiếm tỷ lệ 33,3 %; - Theo độ tuổi + 20 - 30: có 03, chiếm tỷ lệ 14, 3 %; +31 - 40: có 10, chiếm tỷ lệ 47,6 %; + 41 - 50: có 05, chiếm tỷ lệ 23,8 % ; + 51- 60: có 03, chiếm tỷ lệ 14,3 %;

* Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức Thanh tra Sở:

Theo kết quả của lần đầu tiên Thanh tra Bộ thực hiện Khảo sát (đến tháng 8 năm 2008) thì trên toàn quốc có 63/63 Sở Tư pháp đã có tổ chức thanh tra Sở. Tổ chức thanh tra các Sở Tư pháp có 115 người làm công tác này (80 nam và 35 nữ), trung bình mỗi Sở chỉ có khoảng 2 người. Trong đó, tổng số biên chế chính thức của Thanh tra các Sở Tư pháp là 110 người, Thanh tra Sở có biên chế cao nhất cao nhất là 04 người (Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí MInh và tỉnh Nghệ An), 06 Thanh tra Sở có 03 biên chế, 33 Thanh tra Sở có 02 biên chế và 18 Thanh tra Sở có 01 biên chế, còn lại 05 Sở Tư pháp vẫn chưa có biên chế chính thức mà sử dụng cán bộ kiêm nhiệm của các phòng ban hoặc bộ phận khác làm công tác thanh tra.

- Về độ tuổi

+ Cán bộ, công chức Thanh tra các Sở Tư pháp, trong tổng số 115 người làm công tác thanh tra của các Sở Tư pháp có 29 người thuộc độ tuổi từ 20-30 (chiếm 25,2%), 34 người từ 31-40 (chiếm 29,6%), 33 người từ 41-50 (chiếm 28,7%) và có 19 người từ 50 đến dưới 60 tuổi (chiếm 16,5%).

- Về công chức lãnh đạo

+ Trong số 63 Sở Tư pháp tỉnh, thành phố đã có tổ chức thanh tra thì chỉ mới có 41 tổ chức có Chánh Thanh tra (chiếm 65.0 %), 11 tổ chức có cả Chánh Thanh tra và 01 Phó Chánh thanh tra (chiếm 17.4%); 06 Sở Tư pháp chỉ có 01 Phó Chánh Thanh tra Sở mà không có Chánh Thanh tra (chiếm 9,5%), chưa có Sở Tư pháp nào có từ 02 Phó Chánh thanh tra trở lên, đặc

biệt vẫn còn 05 tổ chức Thanh tra Sở Tư pháp chưa có Lãnh đạo thanh tra (chiếm 8,1%).

- Về lực lượng thanh tra viên

+ Trong số 115 cán bộ làm công tác thanh tra của các Sở Tư pháp hiện nay, mới chỉ có 37 thanh tra viên (chiếm tỷ lệ 32,1%), 73 chuyên viên (chiếm tỷ lệ 63,4%), đặc biệt vẫn còn 05 địa phương người làm công tác Thanh tra Tư pháp còn đang ở ngạch cán bộ (chiếm tỷ lệ 4,5 %). Trong số 37 Thanh tra viên thì chỉ có duy nhất 01 Sở Tư pháp có 03 Thanh tra viên (Sở Tư pháp tỉnh Nghệ An), còn lại 06 Sở Tư pháp có 02 Thanh tra viên, 22 Sở Tư pháp có 01 Thanh tra viên và còn 35 Sở Tư pháp chưa có Thanh tra viên.

- Về trình độ chuyên môn

+ Trong tổng số lực lượng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra ở các Sở Tư pháp hiện nay mới chỉ có 05 người có trình độ thạc sỹ (trong đó 01 Thanh tra Sở Tư pháp duy nhất có 02 người có trình độ thạc sỹ chuyên ngành luật), 108 người có trình độ đại học (trong đó có 01 người tốt nghiệp Đại học kinh tế; 01 người tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ; 01 người tốt nghiệp Đại học Quản trị kinh doanh, còn lại 105 người là Cử nhân luật).

- Về trình độ chính trị

+ Đội ngũ cán bộ công chức Thanh tra các Sở Tư pháp hiện nay mới chỉ có 18 người đạt trình độ Cử nhân chính trị, 04 người đạt trình độ cao cấp chính trị, 82 người có trình độ trung cấp chính trị hoặc tương đương, đáng lưu ý vẫn còn 11 người mới chỉ có trình độ sơ cấp chính trị.

- Về trình độ ngoại ngữ

+ Hiện nay trong tổng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra tại các Sở Tư pháp ngoài 01 người có trình độ Đại học Ngoại ngữ, mới chỉ có 05 người đạt trình độ C tiếng Anh, 36 người có trình độ B tiếng Anh, 41 người có trình độ A tiếng Anh, còn lại là không biết tiếng Anh hoặc biết ngoại ngữ khác nhưng đã lâu quá không sử dụng đến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về trình độ tin học

+ Lực lượng Thanh tra Tư pháp ở các Sở Tư pháp hiện nay cũng chỉ đạt kiến thức, kỹ năng về tin học văn phòng ở trình độ C: 03 người; trình độ B: 37 người; trình độ A 58 người và vẫn còn 02 người chưa được đào tạo về tin học.

- Về trình độ đào tạo, bồi dưỡng qua lớp nghiệp vụ Thanh tra

+ Hiện nay công chức Thanh tra các Sở Tư pháp được tham dự lớp học này chỉ chiếm 39%, đa phần chưa tham dự lớp bồi dưỡng là do biên chế các Sở Tư pháp quá ít nên đi học không có người đảm nhiệm công tác và công tác này vẫn chưa được các cấp quan tâm, chú trọng.

* Đánh giá về đội ngũ công chức Thanh tra ngành Tư pháp:

Đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp nói chung còn nhiều bất cập, không chỉ thiếu về số lượng cần thiết mà còn bất cập về kinh nghiệm, kỹ năng quản lý nhà nước. Nguyên nhân trên do nhiều yếu tố cả về chủ quan và khách quan.

-Về số lượng: Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2008 tổng số công chức thanh tra toàn ngành Tư pháp là 136 công chức. Đó chưa phải là tỷ lệ cao để thực thi việc thanh tra đầy đủ trách nhiệm thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp để góp phần chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp quản lý thực hiện có kỷ cương đúng pháp.

-Về chất lượng: Nhìn chung chất lượng công chức thanh tra ngành Tư pháp khá cao. Về trình độ chuyên môn đạt 87,5% công chức có trình độ đại học, trình độ thạc sỹ đạt 11%. Tỷ lệ công chức trong ngành có trình độ Trung cấp lý luận chính trị đạt 73,5%, trình độ Cao cấp lý luận chính trị đạt 5,1% trong đó có những người đã có những người đã kinh qua thực tiễn công tác nhiều năm ở các ngành khác, cấp chuyển sang công tác thanh tra, có kinh nghiệm trong công tác quản lý.

Tuổi đời của đội ngũ công chức thanh tra ngành Tư pháp tương đối trẻ (tỉ lệ công chức từ 31đến 40 tuổi chiếm 34,2 %, từ 41 đến 50 chiếm 37,5 %, từ

51 đến 60 chiếm 27,3%). Tỉ lệ công chức ngạch thanh tra viên chiếm tỉ lệ 36,8 %, thanh tra viên chính chiếm tỉ lệ 3,6 %. Tỉ lệ công chức có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khá cao: về ngoại ngữ là 82,1%, về tin học là 68,5%.

Tuy nhiên thực trạng trình độ công chức Thanh tra Tư pháp với các tiêu chuẩn ngạch công chức Thanh tra thấy rằng, số công chức Thanh tra Tư pháp còn thiếu các tiêu chuẩn như: trình độ quản lý hành chính nhà nước, trình độ lý luận chính trị cao cấp(chiếm tỷ lệ thấp), công chức học qua lớp nghiệp vụ thanh tra chương trình cơ bản chưa đạt tỷ lệ cao. Đánh giá một cách khách quan có thể nhận định rằng, có đến hơn 50% trình độ công chức Thanh tra Tư pháp chưa tương xứng với yêu cầu về chức danh công chức, số lượng. Nhiều công chức Thanh tra Tư pháp chưa được trang bị kiến thức quản lý hành chính nhà nước, lý luận chính trị cao cấp đã làm hạn chế khi thực thi công chức thanh tra thực thi công vụ .

Bên cạnh những tiêu chí đánh giá chất lượng công chức thanh tra ngành Tư pháp được phản ảnh qua số liệu, còn có những tiêu chí không thể đo đếm được mà chỉ có thể thấy được qua quan sát và tìm hiểu thực tế, đó là tiêu chí về thái độ phục vụ nhân dân, về ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phối hợp giúp đỡ đồng nghiệp… Vấn đề này, tôi xin nêu một số đánh giá bước đầu về đội ngũ công chức thanh tra Tư pháp như sau:

Nhìn chung, ý thức phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật của công chức hành thanh tra Tư pháp tương đối tốt. Đa phần công chức chấp hành tốt các Nội quy, Quy chế của cơ quan. Có bản lĩnh chính trị vững vàng trong khi làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những hiện tượng như:

- Hiện tượng đi muộn, về sớm, lãng phí thời gian, làm việc riêng trong giờ như đọc báo, uống trà, tán chuyện, chơi game trên máy tính… làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

- Tinh thần trách nhiệm, ý thức của một bộ phận công chức yếu kém, thụ động, thậm chí là đối phó, ỷ lại trông chờ. Tình trạng “Cha chung không ai khóc” vẫn diễn ra.

- Trách nhiệm đối với công việc của một số công chức chưa cao, chưa tận tụy vì công việc, thiếu chủ động, sáng tạo.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng công chức thanh tra ngành Tư pháp theo yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam (Trang 64 - 70)