nghiệp vận tải hàng dự án
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải là phạm trù tổng hợp thể hiện sức mạnh và ưu thế tương đối của doanh nghiệp so với đối thủ trong cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể có lợi thế về mặt này nhưng lại bất lợi về
mặt khác. Do đó, phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, có cái nhìn tổng thể và đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
Hiện nay ở Việt Nam chưa có cá nhân hay tổ chức nào đưa ra tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án. Trên cơ sở nghiên cứu về đề tài này, sau khi tham khảo một số tài liệu xin nêu một số tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án tại Việt Nam.
Trước tiên là phân tích các yếu tố này có tầm quan trọng như thế nào đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mức độ quan trọng của các tiêu chí sẽ được đánh giá bằng thang điểm từ 0 đến 1. Điểm cao hơn có nghĩa là tiêu chí này quan trọng hơn tiêu chí kia trong việc tạo lập và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tổng các điểm quan trọng bằng 1,0.
Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nhằm vạch ra được định hướng chiến lược kinh doanh. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là ma trận trong đó lựa chọn các nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá. Tiến hành phân tích các yếu tố cấu thành các tiêu chí này để đánh giá bằng cách cho điểm, mỗi tiêu chí được đánh giá bằng thang điểm 10. Điểm đánh giá được tính bằng tích của điểm quan trọng với điểm phân loại và được cộng dồn lại. Tổng điểm đánh giá cao hơn nói chung phản ánh doanh nghiệp tương ứng có khả năng cạnh tranh mạnh hơn. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp có số điểm cao hơn chưa chắc là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tuyệt đối so với doanh nghiệp có số điểm thấp hơn vì số tổng là tập hợp của các tiêu chí đơn lẻ. Nếu doanh nghiệp chú ý đến từng tiêu chí đơn lẻ để so sánh sẽ biết được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình mà có những bước điều chỉnh phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức quản lý: Phân tích các yếu tố cấu thành tiêu chí này gồm có: hoạt động theo pháp luật, hoạt động theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng, khả năng quản lý, quy chế hoạt động của Công ty có phân chia trách nhiệm quyền hạn rõ ràng hay không? Hệ thống cơ cấu tổ chức có gọn nhẹ không?
- Đội ngũ Lãnh đạo của doanh nghiệp: chỉ tiêu này được đánh giá thông qua trình độ học vấn, phẩm chất đạo đức, chính trị, trình độ quản lý, điều hành doanh nghiệp của đội ngũ lãnh đạo.
- Nguồn vốn - năng lực tài chính của doanh nghiệp: là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh giá tiêu chí này dựa trên khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn, đánh giá hiệu suất sử dụng vốn, đánh giá hiệu quả hoạt động.
- Nguồn nhân lực: trình độ học vấn, tỷ lệ công nhân lành nghề.
- Trình độ công nghệ thể hiện qua năng lực phương tiện của doanh nghiệp. Năng lực phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng góp phần đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì đối với việc thực hiện vận tải hàng dự án một khi các điều kiện khác doanh nghiệp có thể đáp ứng nhưng yêu cầu về năng lực phương tiện, kỹ thuật doanh nghiệp không có đáp ứng đủ thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng bị mất điểm.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, khả năng ứng dụng thực tiễn và mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với hoạt động này.
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thị phần của doanh nghiệp, khả năng duy trì và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Thị phần vận tải hàng dự án là phần thị trường vận tải mà doanh nghiệp đó bán được dịch vụ của mình một cách thường xuyên. Thị phần càng lớn chứng tỏ dịch vụ vận tải của doanh nghiệp được nhiều khách
hàng mua, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng: đúng tiến độ, bốc xếp vận chuyển hàng hoá an toàn, giá cả hợp lý. Theo xu hướng chung thì giá là yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng đối với lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng dự án thì đôi lúc nó không phải là điều kiện tiên quyết để khách hàng lựa chọn, tuy nhiên nếu giá dịch vụ rẻ kết hợp với các yếu tố khác cũng tốt thì là điều kiện tuyệt vời để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Khả năng nghiên cứu tâm lý khách hàng, đáp ứng nhanh, đúng yêu cầu của khách hàng sẽ thu hút lượng khách hàng lớn hơn các doanh nghiệp khác, điều này sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp - Công tác giáo dục, đào tạo của doanh nghiệp
- Hoạt động tiếp thị, quảng bá doanh nghiệp. Khả năng tiếp thị, nắm bắt thông tin của doanh nghiệp góp phần rất lớn vào khẳ năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên marketing giỏi, nắm bắt nhanh các thông tin sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được lượng khách hàng lớn hơn các doanh nghiệp khác.
- Thương hiệu doanh nghiệp: một doanh nghiệp có thương hiệu chắc chắn sẽ có tính cạnh tranh cao hơn các doanh nghiệp khác. Giá trị thương hiệu ngày nay đã có thể đánh giá một cách định tính, giá trị này có được là do quá trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn của doanh nghiệp, được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước biết đến. Muốn duy trì được giá trị thương hiệu cao thì doanh nghiệp phải thường xuyên chăm lo cho chất lượng, thường xuyên đổi mới, tạo sự khác biệt về chất lượng và phong cách cung cấp dịch vụ.
vận tải hàng dự án Đơn vị tính: Điểm Tiêu chí đánh giá Mức độ quan trọng doanh nghiệp
Phân loại Điểm đánh giá
Trình độ tổ chức quản lý Nguồn vốn - năng lực T/chính Nguồn nhân lực
Trình độ công nghệ
Hoạt động nghiên cứu khoa học Hiệu quả sản xuất
Thị phần: giữ và mở rộng
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng Công tác đào tạo - giáo dục Chiến lược kinh doanh Hoạt động tiếp thị
Thương hiệu của doanh nghiệp
Chương 2