Hoàn thiện các tồn tại trong công tác kế toán chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An (Trang 43)

- Thay đổi hình thức kế toán: Ứng dụng phần mềm kế toán máy là một nhu cầu hiện nay và là một điều tất yếu trong xu thế hiện nay. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ trên phần mềm kế toán máy tại công ty gặp một số vấn đề khó khăn. Vì vậy, Công ty nên thay đổi hình thức sổ kế toán cho phù hợp hơn hoặc phải nâng cấp phần mềm kế toán máy làm sao để đảm bảo được đúng theo mẫu sổ mà Nhà nước quy định, nhằm đưa ra các BCTC đúng nhất cho các đối tượng sử dụng.

- Phải tăng cường quản lý công tác hạch toán các công việc ban đầu của nhân viên thống kê phân xưởng trước khi chuyển về phòng kế toán trung tâm để đảm bảo

được tính kịp thời trong việc hạch toán kế toán. Đồng thời giảm khối lượng công việc vào thời điểm cuối kỳ cho nhân viên kế toán.

3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy mà doanh nghiệp muốn đạt được mục đích của mình thì phải xây dựng được công tác phân tích một cách khoa học, hợp lý. Bên cạnh đó, công tác phân tích hiệu quả kinh doanh phải được tiến hành một cách thường xuyên, có sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban chức năng trong Công ty. Hoặc có thể là Công ty tổ chức một phòng ban chức năng chuyên tiến hành phân tích tình hình chung của doanh nghiệp cũng như tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh. Có thực hiện được như vậy thì nhà quản lý mới có được những thông tin chính xác khi cần thiết.

Ngoài ra, Công ty phải xây dựng được một quy trình phân tích chuẩn cho doanh nghiệp mình, trải qua các bước sau:

- Thu thập thông tin - Xử lý thông tin - Ra quyết định

Muốn thực hiện được tốt quy trình trên thì điều đầu tiên, Công ty phải đảm bảo được các thông tin xử lý ban đầu (việc hạch toán của kế toán đối với số liệu ban đầu) một cách chính xác, hợp lý. Thêm vào đó, khi sử dụng bất kỳ một chỉ tiêu phân tích hiệu quả nào cũng phải hiểu được nội dung kinh tế của nó, để xác định được nhân tố ảnh hưởng phù hợp.

3.2.3. Hoàn thiện tài liệu phân tích

Như trên đã nêu, BCTC là nguồn thông tin chủ yếu sử dụng trong phân tích hiệu quả kinhdoanh. Ngoài nguồn thông tin trên, khi tiến hành phân tích, Công ty cần thu thập thêm các thông tin khác: thông tin về quản lý, thông tin về thị trường, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, giá cả, thời vụ.... Đồng thời phải xem xét mối quan hệ tổng hòa của các nguồn thông tin thu thập được.

Bên cạnh đó, Công ty cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi lập Thuyết minh báo cáo tài chính.

3.2.4. Hoàn thiện phương pháp phân tích

Ta biết rằng, mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng là làm sao đạt được lợi nhuận tối đa và làm thế nào có thể sử dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có của mình. Muốn đạt được kết quả như mong muốn thì doanh nghiệp phải tìm ra được một phương pháp hợp lý và một hướng đi đúng. Trong công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An mới chỉ sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, nên kết quả đạt được chỉ mang tính chung chung mà chưa tìm ra được nguyên nhân nào gây ra việc tăng hay giảm của các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.

Vì vậy, Công ty nên sử dụng thêm một số phương pháp như: phương pháp Dupont, phương pháp liên hệ... để có kết quả phân tích đầy đủ, chính xác góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thường phương pháp phân tích Dupont được sử dụng trong việc phân tích chỉ tiêu ROA và ROE.

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của Công ty như thế nào. Tại Công ty CP Tràng An phương pháp này được thể hiện cụ thể như sau:

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA theo phương pháp Dupont

ROA – Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đo lường hoạt động của Công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt tài sản được hình thành bởi nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Theo kết quả phân tích ở trên cho thấy ROA của Tràng An bị giảm trong năm 2008, trong khi doanh thu tăng. Vậy đâu là nguyên nhân của sự sụt giảm này. Để lý giải cho vấn đề này ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu sau:

Sức sinh lời của tổng TS = Lợi nhuận sau thuếTổng TS bình quân

ROA = Lợi nhuận sau thuế *Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quânDoanh thu thuần ROA = Suất sinh lời của DT * Số vòng quay của tổng TS

Sử dụng số liệu của Công ty CP Tràng An ta có bảng phân tích sau:

Bảng 3.1. Phân tích ROA theo phương pháp Dupont

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

+ / - %

1. Doanh thu thuần 138.146.574.51 1 201.302.061.60 1 65.155.487.09 0 45,72 2. Lợi nhuận sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 3. Tổng TS bình quân 68.460.582.556 87.530.964.359 19.070.381.80

3

27,56 4. Suất sinh lời của doanh thu

(2/1) - ROS

0,027 0,021 - 0,006 - 22,22

5. Số vòng quay của Tổng TS (1/3) - SOA

2,018 2,3 0,282 13,97 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Suất sinh lời của Tổng TS (4*5) - ROA

0,055 0,048 - 0,007 - 12,73

Ta sẽ xác định các nhân tố làm cho suất sinh lời của tổng TS cuối năm 2008 giảm so với cuối năm 2007 là 0,007 lần, tương ứng giảm 12,73 % là do tác động của hai nhân tố:

+ Ảnh hưởng của suất sinh lời của doanh thu – ROS: chỉ tiêu ROS trong năm 2008 giảm so với năm 2007 là – 0,006 lần (tương ứng giảm 22,22 %), dẫn đến ROA giảm một lượng là:

%) 21 , 1 ( 0121 , 0 018 , 2 * ) 027 , 0 021 , 0 ( − =− − = ∆ROA

+ Ảnh hưởng của số vòng quay của tổng TS: số vòng quay của tổng TS có sự tăng lên, từ 2,018 lần vào năm 2007 lên 2,3 lần vào năm 2008, tức tăng 0,282 lần tương ứng với 13,97 % làm cho ROA tăng lên một lượng là:

%) 59 , 0 ( 0059 , 0 ) 018 , 2 3 , 2 ( * 021 , 0 − =+ + = ∆ROA

Như vậy, trong hai nhân tố ảnh hưởng đến ROA thì việc ROA giảm chủ yếu là do mức giảm của ROS nhiều hơn mức tăng của SOA. Điều này chứng tỏ rằng trong năm hoạt động chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có sự tăng lên đột biến và tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu. Đây là một hạn chế của Tràng An, Công ty cần có

biện pháp để giảm chi phí nhằm nâng cao giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

* Phân tích chỉ tiêu ROE theo phương pháp Dupont

Ta thấy rằng ROE là một chỉ tiêu khá quan trọng đối với các công ty tham gia hoạt động kinh doanh mà nhất là đối với Công ty CP như Tràng An. Bởi đây không phải là chỉ tiêu đơn thuần chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu – vốn của doanh nghiệp mà thông qua chỉ tiêu này còn đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách đáng tin cậy nhất. Vì vậy trong quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng hiệu quả VCSH thì Công ty nên phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE để thấy được đâu là nhân tố chính làm cho chỉ tiêu ROE tăng trong năm qua và mức độ tăng này đã thực sự là tốt cho Công ty hay chưa. Ta có phương trình phân tích ROE như sau:

Lợi nhuận sau thuế Suất sinh lời của VCSH =

(ROE) VCSH bình quân

Tổng TS bình quân Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

ROE = * *

VCSH bình quân Tổng TS bình quân Doanh thu thuần ROE = Hệ số TS trên VCSH * Số vòng quay của TS * Suất sinh lời của DT ROE = Hệ số TS trên VCSH * Suất sinh lời của tổng TS (ROA)

Từ biểu thức thể hiện mối quan hệ trên ta có bảng phân tích theo số liệu của Công ty CP Tràng An như sau:

Bảng 3.2. Phân tích ROE theo phương pháp Dupont

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

+ / - %

1. Doanh thu thuần 138.146.574.511 201.302.061.601 65.155.487.090 45,72 2. Lợi nhuận sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 3. Tổng TS bình quân 68.460.582.556 87.530.964.359 19.070.381.803 27,56 4. VCSH bình quân 26.898.107.873 27.316.797.913 418.690.040 1,56 5. ROA 0,055 0,048 - 0,007 - 12,73 6. Hệ số TS trên VCSH (3/4) 2,545 3,204 0,659 25,9 7. ROE 0,141 0,153 0,012 8,51

Từ bảng phân tích trên ta thấy chỉ tiêu ROE năm 2008 tăng so với năm 2007 là + 0,012 (hay 1,2 %). Kết quả này được xác định theo phương pháp số chênh lệch do các nhân tố sau:

+ Ảnh hưởng của suất sinh lời của tài sản – ROA : ROA năm 2008 giảm so với năm 2007 là - 0,007 (hay – 0,7 %) dẫn đến chỉ tiêu ROE giảm đi một lượng là:

0178 , 0 545 , 2 * ) 055 , 0 048 , 0 ( − =− = ∆ROE

+ Ảnh hưởng của hệ số TS trên VCSH đến ROE: chỉ tiêu này tăng trong năm 2008, cụ thể tăng 0,659 lần so với năm 2007, dẫn đến ROE tăng một lượng:

0316 , 0 ) 545 , 2 204 , 3 ( * 048 , 0 − = = ∆ROE

Từ con số phân tích trên ta thấy, trong hai nhân tố ảnh hưởng đến ROE thì chỉ tiêu TS trên VCSH là nguyên nhân chủ yếu làm ROE tăng . Như vậy mức tăng của chỉ tiêu này cao hơn mức giảm của ROA. Ngoài ra, hệ số TS trên VCSH còn được biết đến với tên gọi là hệ số đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ của bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Đòn bẩy tài chính được tính theo cách này cho biết tỷ lệ tự tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng VCSH là cao hay thấp. Theo số liệu phân tích tại Công ty CP Tràng An ta thấy đòn bẩy tài chính của Công ty trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,659 lần, tương ứng tăng 25,9 %. Đây là kết quả khá tốt, bởi đòn bẩy tài chính càng cao chứng tỏ trong năm hoạt động Công ty kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi, nếu doanh nghiệp không nắm bắt được tình hình kinh doanh cũng như môi trường hiện tại của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán và dẫn đến phá sản.

3.2.5. Hoàn thiện nội dung phân tích (các chỉ tiêu phân tích)

Như đã nêu ở trên, công tác phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty CP Tràng An chưa được chú ý một cách đúng mức, hệ thống các chỉ tiêu chưa được xây dựng đầy đủ. Vì vậy, để việc phân tích hiệu quả kinh doanh được nhìn nhận một cách toàn diện hơn thì cần bổ sung một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của TSNH

TSNH là một khoản mục khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu chủ yếu tạo ra nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn cho doanh nghiệp.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động (TSNH) là một trong những nội dung quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH, đồng thời là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh. Do vậy việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của TSNH sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà đặc biệt là một doanh nghiệp sản xuất như Công ty CP Tràng An. Để xác định tốc độ luân chuyển của TSNH ta đi phân tích một số chỉ tiêu sau đây:

Hệ số luân chuyển của TSNH = Tổng số luân chuyến thuần TSNH bình quân

Thời gian 1 vòng luân chuyển TSNH = Thời gian của kỳ phân tích(360 ngày)Số vòng quay của TSNH Hệ số đảm nhiệm của TSNH = TSNH bình quân

Tổng số luân chuyển thuần

Tại Công ty CP Tràng An chỉ tiêu này được thể hiện như sau:

Bảng 3.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động (TSNH)

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 + / -Chênh lệch %

1. Tổng số luân chuyển thuần (*)

140.045.634.374 201.523.088.111 61.477.453.737 43,9

2. Lợi nhuận sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 3. TSNH bình quân 27.676.551.303 39.238.666.911 11.562.115.608 41,78 4. Số vòng luân chuyển

của TSNH (vòng)

5,06 5,136 0,076 1,5

5. Thời gian 1 vòng luân chuyển của TSNH (ngày)

71,15 70,09 - 0,25 - 1,49

6. Hệ số đảm nhiệm của TSNH (lần)

0,197 0,195 - 0,002 - 1,01

Trong đó: (*) Tổng số luân chuyển thuần = Doanh thu thuần về bán hang và cung cấp dịch vụ cộng (+) Doanh thu hoạt động tài chính + Lợi nhuận khác

Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy, số vòng luân chuyển của TSNH đã tăng lên. So với năm 2007 thì số vòng quay của TSNH tăng lên 0,076 vòng tương ứng tăng 1,5 %. Tuy mức tăng này là không đáng kể nhưng điều này cũng chứng tỏ sự cố gắng của Công ty trong việc sử dụng TSNH cũng như việc đảm bảo vốn kinh doanh ngắn hạn cho Công ty. Chính điều này kéo theo thời gian 1 vòng luân chuyển của TSNH giảm, từ 71,15 ngày năm 2007 xuống còn 70,09 ngày năm 2008. Điều

này chứng tỏ rằng các TSNH vận động nhanh hơn và góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong năm hoạt động. Để thấy rõ hơn việc sử dụng hiệu quả TSNH, ta xét thêm chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của TSNH. Trong năm 2008 chỉ tiêu này là 0,195 lần giảm so với năm 2007 là 1,01 %. Có nghĩa là để có được 1 vòng luân chuyển thuần thì Công ty phải đầu tư 0,195 đồng TSNH trong năm 2008 và tiết kiệm so với năm 2007 là 0,002 đồng hay 1,01 %.

Như vậy, có thể thấy rằng trong năm 2008, Công ty đã chú trọng hơn trong việc sử dụng TSNH nhằm tạo ra nhiều sản phẩm, tạo ra nhiều doanh thu, giảm bớt khó khăn do thiếu vốn kinh doanh.

Từ số liệu tính toán này, chúng ta có thể tính thêm chỉ tiêu số TSNH tham gia luân chuyển tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) ở kỳ phân tích so với kỳ gốc. Bởi thông qua chỉ tiêu này, Công ty biết được, với việc tăng lên hay giảm xuống của TSNH thì doanh nghiệp bị tổn thất hay thu được bao nhiêu đồng trong kỳ hoạt động kinh doanh. Từ đó nhà quản lý có cách điều chỉnh hợp lý đối với việc sử dụng TSNH.

Ta xét chỉ tiểu theo công thức sau:

Số tiền tiết kiệm, lãng Số vòng Số vòng Phí do tốc độ luân chuyển = TSNH bình * ( quay TSNH - quay TSNH ) TSNH thay đổi quân kỳ gốc kỳ PT kỳ gốc

Với Công ty CP Tràng An, chỉ tiêu này thể hiện như sau:

Số tiền tiết kiệm (lãng phí) do tốc độ = 27.676.551.303 * (5,136 – 5,062) Luân chuyển TSNH thay đổi = 2.048.064.796 (đồng)

Như vậy, năm 2008 tốc độ luân chuyển của TSNH tăng lên và giúp cho Công ty tiết kiệm được 2.048.064.796 đồng.

* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay

Nhìn vào bảng phân tích sự biến động của nguốn vốn, trong năm 2008 vốn vay của Công ty tăng cao và chiếm tỷ trong tương đối lớn trong tổng Nợ phải trả. Như vậy đây là một khoản mục khá quan trọng đối với Công ty, nên việc phân tích chỉ tiêu hiệu quả sủ dụng vốn vay là một điều cần thiết. Khoản vốn vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và vay của mọi đối tượng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Phân tích chỉ tiêu này là căn cứ để các nhà quản trị kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh đưa ra quyết định có cần đầu tư thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An (Trang 43)