Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An (Trang 26)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản ta có bảng phân tích sau:

(Bảng 2.3)

Bảng 2.3. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 + / -Chênh lệch %

1. Doanh thu thuần 138.146.574.511 201.302.061.601 65.155.487.090 45,72 2. Lợi nhuận sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 3. Tổng tài sản bình quân (*) 68.460.582.556 87.530.964.359 19.070.381.803 27,56

4. Sức SX của tài sản (5=1/3) 2,018 2,3 0,282 13,97

5. Sức sinh lời của tài sản (ROA) (4=2/3)

0,055 0,048 - 0,007 - 12,75

6. Suất hao phí của tài sản (6=3/1)

0,495 0,435 - 0,06 - 12,12

Trong đó:

(*) Tổng tài sản bình quân = (Giá trị TS đầu năm + Giá trị TS cuối năm)/2 Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy sức sản xuất của tài sản bình quân (số vòng quay của tài sản bình quân) tăng trong năm qua. Năm 2007, tổng tài sản bình

quân quay được 2,018 vòng, sang năm 2008, số vòng quay của tài sản đã tăng lên 2,3 vòng, tăng 0,282 vòng tương đương tăng 13,97%. Hay có thể nói rằng số vòng quay của tài sản bình quân cho biết doanh thu thực hiện được trên mỗi đồng tài sản. Hệ số này cho biết khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong năm 2008, một đồng tài sản mang lại 2,3 đồng doanh thu và tăng so với năm 2007 là 0,282 đồng, tương ứng với 13,97%. Điều này chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp vận động nhanh hơn, khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa nhiều hơn, đó là nhân tố góp phần làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Như vậy, nếu xét chỉ tiêu này trong mối quan hệ với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần hay chỉ tiêu sức sinh lời của doanh thu, ta thấy rằng việc giảm sức sinh lời của doanh thu trong năm 2008 không thể phản ánh được rằng trong kỳ hoạt động Công ty làm ăn không có hiệu quả. Bởi số vòng quay của tài sản với sức sinh lời của doanh thu có mối quan hệ nghịch với nhau và thường thì hai chỉ tiêu này sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty và mục tiêu kinh doanh trong năm hoạt động

Tiếp theo ta xem xét hiệu quả sử dụng tổng tài sản qua chỉ tiêu suất sinh lời của tổng tài sản bình quân. Suất sinh lời của tổng tài sản bình quân năm 2008 đã có sự giảm sút so với năm 2007. Năm 2007, một đồng tài sản bỏ vào kinh doanh thì thu được 0,055 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2008 thì một đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,048 đồng lợi nhuận, giảm 0,007 lần tương ứng với 12,75%. Điều này chứng tỏ rằng, trong năm 2008 tốc độ tăng của doanh thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Từ đây có thể khẳng định rằng trong năm 2008, Công ty chú trọng vào việc tăng doanh số bán nhưng đồng thời cũng tăng các loại chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và mức tăng của các chi phí này cao hơn mức tăng của doanh thu nên tốc độ tăng của lợi nhuận bị giảm. Như vậy, doanh nghiệp chưa có biện pháp thích đáng để giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

Để hiểu thêm hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty, ta tìm hiểu thêm về chỉ số suất hao phí của tổng tài sản bình quân. Chỉ số suất hao phí cho ta biết để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng tài sản; chỉ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Qua tính toán ở bảng trên ta thấy suất hao phí của tổng tài sản bình quân trong năm 2008 giảm. Năm 2007, để tạo ra một đồng doanh thu thì Công ty phải bỏ ra 0,495 đồng tài sản thì đến năm

2008 để tạo ra một đồng doanh thu Công ty chỉ phải bỏ ra 0,435 đồng tài sản, giảm 0,06 đồng tương ứng với 12,12%. Và ta thấy mức độ giảm của suất hao phí lớn hơn mức độ giảm của suất sinh lời, do vậy đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản.

Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích một số khía cạnh chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng tổng tài sản như sau.

2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Trong công tác phân tích hiệu quả sử dụng TSDH được Công ty tiến hành vào thời điểm cuối niên độ kế toán trên cơ sở so sánh số liệu kỳ này với kỳ trước. Tuy nhiên việc phân tích này mới chỉ tập trung vào khoản mục tổng TSDH và tiến hành di sâu vào TSCĐ mà chưa đề cập vào việc phân tích tốc độ luân chuyển của của vốn lưu động để thấy rõ hơn hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản. TSDH của Công ty chủ yếu là TSCĐ, trong đó bao gồm các dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại , máy móc thiết bị phụ trợ, nhà xưởng, phương tiện vận tải... Sản phẩm bánh kẹo của Công ty phụ thuộc trực tiếp vào hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Do đó hiệu quả sử dụng TSDH tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Ta có bảng phân tích một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.4. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSDH

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

+ / - %

1. Doanh thu thuần 138.146.574.51 1 201.302.061.60 1 65.155.487.09 0 45,72 2. Lợi nhuận sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 3. TSDH bình quân 40.785.031.253 48.292.297.448 7.507.266.195 18,41 4. TSCĐ bình quân 36.576.770.746 45.149.071.640 8.572.300.894 23,44

5. Sức SX của TSDH (5=1/3) 3,387 4,168 0,781 23,06

6. Sức SX của TSCĐ (6=1/4) 3,777 4,459 0,682 18,06

7. Suất sinh lời của TSDH (7=2/3)

0,093 0,087 - 0,006 - 6,45

8. Sức sinh lời của TSCĐ (8=2/4)

0,103 0,093 - 0,01 - 9,71

9. Suất hao phí của TSDH (9= 3/1)

0,295 0,24 - 0,055 - 18,64 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: - TSDH, TSCĐ bình quân = (Giá trị đầu kỳ + Cuối kỳ)/2 - TSCĐ được tính theo chỉ tiêu giá trị còn lại.

Qua bảng phân tích trên ta thấy, số vòng luân chuyển TSDH, TSCĐ của Công ty trong hai năm 2007, 2008 là khá cao và đều tăng qua hai năm. Trong năm 2008, số vòng quay của TSDH tăng 23,06 % tương ứng tăng 0,781 vòng so với năm 2007 và ta cũng thấy số vòng quay của TSCĐ tăng 18,06 % tương ứng tăng 0,682 vòng so với năm 2007. Hay nói theo một cách khác 1 đồng TSDH và TSCĐ năm 2008 tạo ra nhiều doanh thu hơn năm 2007 lần lượt là 0,781 và 0,682 đồng.

Theo đó suất hao phí của TSDH và TSCĐ năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể năm 2008 để có được một đồng doanh thu thuần phải sử dụng hết 0,24 đồng TSDH (giảm 0,055 đồng, tương ứng giảm 18,64%) và sử dụng hết 0,224 đồng TSCĐ (giảm 0,041 đồng, tương ứng giảm 15,47%) vào sản xuất kinh doanh. Sở dĩ như vây là vì trong năm 2008 Công ty đầu tư nhiều vào TSDH mà đặc biệt là đầu tư vào TSCĐ. Trong năm qua nhiều dây chuyền sản xuất mới được đưa vào hoạt động như dây chuyền sản xuất bánh pháp, dây chuyền sản xuất bánh mỳ Pháp (đây là sản phẩm mới của Công ty). Với việc đầu tư thêm TSCĐ đã thúc đẩy doanh thu tăng nhanh hơn, giảm bớt được lượng chi phí tiêu hao, giúp Công ty thu được lợi nhuận nhiều hơn.

Tuy nhiên xét đến chỉ tiêu suất sinh lời của TSDH cũng như suất sinh lời của TSCĐ, ta thấy hai chỉ tiêu này đều giảm trong năm 2008. Cụ thể, năm 2007 Công ty đầu tư một đồng TSDH và TSCĐ thu được lần lượt là 0,093 và 0,103 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng đến năm 2008 thì chỉ thu được lần lượt là 0,087 và 0,093 đồng lợi nhuận sau thuế. Tức là chỉ tiêu suất sinh lời của TSDH và TSCĐ năm 2008 giảm so với năm 2007 lần lượt là 6,45 % và 9,71 %. Như vậy nguyên nhân vì sao lại có sự giảm sút chỉ tiêu suất sinh lời trong khi sức sản xuất và suất hao phí lại thể hiện việc sử dụng có hiệu quả. Lý giải cho vấn đề này chỉ có thể là việc đầu từ vào TSDH mà đặc biệt là TSCĐ kéo theo chi phí tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu dẫn đến mức tăng của lợi nhuận thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần. Như vậy, Công ty cần chú ý hơn nữa đến việc kiểm soát chi phí kinh doanh trong kỳ nhằm kinh doanh có hiệu quả.

Công ty CP Tràng An là một doanh nghiệp sản suất trong ngành bánh kẹo, với đặc điểm là không có sản phẩm dở dang. Giá trị hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm sản xuất nhưng chưa tiêu thụ. Đây là một khoản mục khá quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất nói chung và Tràng An nói riêng. Tốc độ luân chuyển của HTK là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nếu tốc độ luân chuyển của HTK thấp điều đó chứng tỏ khả năng tiêu thụ hàng hóa của Công ty chậm, tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Đặc biệt đối với sản phẩm bánh kẹo, nếu như luân chuyển chậm sẽ gây tổn thất lớn cho Công ty. Bởi đặc điểm của sản phẩm bánh kẹo là không để được lâu. Do vậy nếu không tiêu thụ nhanh Công ty sẽ tốn thêm một khoản ngoài chi phí lưu kho là chi phí tiêu hủy do hàng đã quá hạn. Xác định được tầm quan trọng này vào cuối mỗi niên độ kế toán, Công ty tiến hành phân tich tốc độ luân chuyển của HTK để thấy được các nhân tố ảnh hưởng, từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời và hợp lý nhất.

Bảng 2.5. Bảng phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

+ / - %

1. Doanh thu thuần 138.146.574.51 1 201.302.061.60 1 65.155.487.09 0 45,72 2. Giá vốn hàng bán 117.714.193.79 9 171.387.659.09 0 53.673.465.29 1 45,6 3. Hàng tồn kho bình quân 16.963.911.713 22.874.955.297 5.911.043.584 34,84 4. Hệ số đảm nhiệm HTK (3/1) 0,123 0,114 - 0,009 - 7,32 5. Số vòng luân chuyển HTK (2/3) 6,94 7,49 0,55 7,93

6. Thời gian 1 vòng quay của HTK (360 ngày/(5))

51,87 48,06 - 3,81 7,35

Trong đó: Hàng tồn kho bình quân = (Tồn đầu kỳ + Tồn cuối kỳ)/ 2

Từ bảng phân tích trên ta thấy, hệ số đảm nhiệm của HTK giảm. Năm 2008, Công ty thu được một đồng doanh thu thuần đã đầu tư cho HTK là 0,114 đồng, giảm so với năm 2007 là 0,009 đồng tương đương với 7,32%. Đây là một thành tích của Công ty. Từ chỉ số này, Công ty có xây dựng kế hoạch về dữ trữ, thu mua và sử dụng thành phẩm, hàng hóa một cách hợp lý. Đồng thời, ta thấy được hiệu quả sử

dụng HTK qua số vòng quay HTK trong năm 2008. Tốc độ quay của HTK tăng lên từ 6,94 vòng năm 2007 lên 7,49 vòng năm 2008 tăng 0,55 vòng tương ứng với 7,93%. Điều này dẫn đến thời gian quay 1 vòng HTK giảm từ 51,87 ngày năm 2007 xuống còn 48,06 ngày năm 2008, tức giảm 3,81 ngày tương ứng giảm 7,35%. Như vậy tốc độ luân chuyển của HTK là khá cao, việc này có thể được giải thích là trong năm 2008 Công ty có sự tăng mạnh của doanh thu , tăng 45,72% tương ứng với 65.155.487.090 đồng. Để đánh giá rõ hơn sự tác động của các nhân tố đến HTK ta sẽ phân tích các nhân tố tác động đến thời gian 1 vòng quay HTK:

Thời gian 1 vòng quay HTK = Số ngày của năm phân tích Số vòng quay HTK

= Số ngày năm phân tích * HTK bình quânDoanh thu thuần

Ta sử dụng phương pháp loại trừ để xác định nhân tố ảnh hưởng đến số ngày của 1 vòng quay HTK:

+ Ảnh hưởng của sự thay đổi giá trị HTK bình quân đến số ngày 1 vòng quay HTK: 511 . 574 . 146 . 138 ) 713 . 911 . 963 . 16 297 . 955 . 874 . 22 ( * 360 − = 15,4 (ngày) + Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến số ngày 1 vòng HTK:

601 . 061 . 302 . 201 297 . 955 . 874 . 22 * 360 - 511 . 574 . 146 . 138 297 . 955 . 874 . 22 * 360 = (- 18,7) (ngày)

Như vậy, ảnh hưởng của việc tăng doanh thu thuần trong năm 2008 đã làm cho số ngày 1 vòng quay HTK giảm 18,7 ngày. Đây là một sự cố gắng của Công ty, tuy nhiên để đánh giá được số vòng quay của HTK như vây đã hợp lý hay chưa thì cần phải đặt chỉ tiêu trên với các doanh nghiệp cùng ngành:

Bảng 2.6. Bảng so sánh tốc độ luân chuyển HTK năm 2008 của Công ty CP Tràng An với Công ty CP bánh kẹo Hải Hà, Hữu nghị, Bibica

Chỉ tiêu Hải Hà Hữu Nghị Bibica

1. Giá vốn hàng bán 348.614.511.80 5 231.425.362.45 3 420.513.522.279 2. HTK bình quân 68.614.801.817 26.314.840.950 86.745.327.980 3. Số vòng quay HTK (1/2) 5,08 8,8 4,85

Nhận xét: Từ bảng 2.7 và 2.8 ta thấy tốc độ luân chuyển HTK của Tràng An khá cao, đứng sau Hữu Nghị và trước Hải Hà và Bibica. Số vòng quay HTK của Tràng An thấp hơn Hữu Nghị 1,31 vòng, vì thế mà thời gian 1 vòng quay của HTK lớn hơn là 7,15 ngày. Tuy nhiên, tốc độ luân chuyển HTK của hai Công ty này đều cao hơn Hải Hà và Bibica. Như vậy, trong năm qua Tràng An đã có bước phát triển vượt bậc trong việc sử dụng HTK. Tuy nhiên trong thời gian tới Công ty cần chú trọng hơn nữa tới khâu quảng cáo để nâng cao thị phần của mình trên thị trường bánh kẹo Việt Nam. Bởi tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng gắn bó với những sản phẩm quen thuộc và sản phẩm bánh kẹo cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh dưới góc độ nguồn vốn

Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả phải đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh của mình. Nguồn vốn kinh doanh bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Trong điều kiện hiện nay, các nhà quản lý thường có xu hướng tăng tỷ lệ vốn vay với mục đích tăng khả năng tài chính của công ty mình. Nhưng điều này sẽ đưa doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn khi mà lãi suất của nguồn vốn vay có biến động lớn. Tuy nhiên, đối với các Công ty CP thì nguồn vốn chủ sở hữu lại là mối quan tâm hàng đầu. Bởi đây là nguồn tài trợ thường xuyên giúp công ty đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này như thế nào có vai trò quan trọng trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư là thu được bao nhiêu lợi nhuận trên số vốn bản thân mình đã bỏ ra trong kỳ hoạt động kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, cuối mỗi niên độ kế toán Công ty CP Tràng An thường phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu từ đó xác định được trong năm hoạt động Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu như thế nào. Để đánh giá đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ta có bảng phân tích các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.7. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

+ / - % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Doanh thu thuần 138.146.574.51 1 201.302.061.60 1 65.155.487.09 0 45,72

2. Lợi nhuận sau thuế 3.780.182.412 4.192.647.780 412.465.368 10,91 3. VCSH bình quân 26.898.107.873 27.316.797.913 418.690.040 1,56 4. Suất sinh lời của VCSH

(4=2/3) - ROE

0,141 0,153 0,012 8,51

5. Hệ số doanh thu trên VSCH (5=1/3)

5.136 7,369 2,233 43,48

6. Suất hao phí của VCSH 0,195 0,136 - 0,059 - 30,26

Từ bảng phân tích số liệu trên ta thấy, VCSH bình quân năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 1,56% tương ứng với 418.690.040 đồng và nhìn vào các chỉ tiêu ở trên thì hiệu quả sử dụng VCSH của Công ty có xu hướng tăng lên. Suất sinh lời của VCSH năm 2008 đạt 15,3% tăng hơn so với năm 2007 là 1,2%. Điều này có

Một phần của tài liệu Hoàn thiện Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tràng An (Trang 26)