Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .1 Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Cty cổ phần thuốc thú y TW 1 (Trang 28 - 35)

1.4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

 Chỉ tiêu khối lượng sản phẩm bán ra trong năm

Khối lượng hàng bán trong năm= Tồn kho đầu năm + Hàng nhập trong năm - Tồn kho cuối năm

Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, nếu chỉ nhìn vào khối lượng hàng bán ra để so sánh với các năm thì chưa thể phân tích được hiệu quả kinh doanh ngay được mà còn phải dựa vào doanh số thực hiện được bởi vì thi trường thuốc thú y có nhiều biến động nhất là phụ thuộc vào tính chất mùa vụ.

 Chỉ tiêu doanh số bán hàng

Doanh số bán hàng = Gía bán đơn vị sản phẩm ΧSố lượng hàng bán

Doanh số hàng bán ra là chỉ tiêu định lượng phản ánh khả năng bán sản phẩm của công ty, đó là toàn bộ của cải vật chất, dịch vụ mà công ty sản xuất ra

trong kì được xã hội thừa nhận. Chỉ tiêu này cho biết quy mô kết quả hoạt động kinh doanh trong kì. Chỉ tiêu này đạt giá trị càng cao thì công ty làm ăn càng hiệu quả.

Doanh số bán hàng là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, nó cho thấy năng lực tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường. Doanh số bán ra có thể do các nguyên nhân sau:

- Sản lượng hàng bán lớn: Sản lượng bán ra cao cho thấy sản phẩm của công ty rất được khách hàng tín nhiệm, hoạt động mua hàng được lặp lại nhiều lần cho thấy khả năng cạnh tranh của công ty là rất tốt.

- Gía bán sản phẩm cao: Xét về lâu dài giá bán sản phẩm cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trước đối thủ và trước sản phẩm thay thế trên thị trường.

 Chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm tất cả các khoản chi phí vật chất và dịch vụ để thực hiện một chu kì kinh doanh bao gồm chi phí trực tiếp, gián tiếp và chi phí sản xuất kinh doanh chung. Chỉ tiêu này thấp cho phép công ty ấn định giá bán có lợi cho cạnh tranh với các đối thủ khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh

 Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận thực hiện = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị thu được của doanh nghiệp, nó là phần thưởng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang rất tốt và khả năng cạnh tranh cao. Lợi nhuận cao cho phép công ty tồn tại vững chắc và có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, củng cố vị thế của mình trên thị trường.

 Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận

Đõy là chỉ tiờu phản ỏnh rất rừ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua một số chỉ tiêu như sau:

- Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu

- Tỷ suất lợi nhuận/ Chi phí kinh doanh - Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn kinh doanh

Các chỉ tiêu này mà càng thấp chứng tỏ thị trường cạnh tranh rất gay gắt, lợi nhuận thu được là rất nhỏ do với đầu tư. Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Ngược lại nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh rất thuận lợi, mức độ cạnh tranh thấp và doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao.

1.4.1.2 Chỉ tiêu về vốn

Vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm có vốn cố định và vốn lưu động. Vốn là chỉ tiêu phản ánh tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng để công ty có thể thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, là nguồn lực hữu hình quyết định đến việc hình thành khả năng cạnh tranh của công ty. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty:

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định Sức sản xuất của vốn cố = doanh thu / vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết đầu tư một đồng vốn cố định thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có giá trị càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng tốt.

Sức sinh lợi của vốn cố định= Lợi nhuận / Vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này mang giá trị càng cao thì càng tốt.

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận / Vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này mang giá trị càng cao càng tốt Số vòng chu chuyển của vốn lưu động = Doanh thu / Vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết trong kì nghiên cứu vốn lưu động được luân chuyển bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này càng cao cang chứng tỏ khả năng bán hàng của công

ty lớn, nó phản ánh hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh của công ty. Với mỗi ngành khác nhau thì tỷ lệ thích hợp là khác nhau.

Thời gian một vòng chu chuyển của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân / Doanh thu

Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết của một vòng lưu chuyển của vốn lưu động rất hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn.

1.4.1.3 Thị phần của doanh nghiệp

Đây là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thị phần của doanh nghiệp càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt, chiếm lĩnh được thị phần của các đối thủ khác. Người ta thường xem xét các loại thị phần sau:

 Thị phần của công ty so với toàn bộ thị trường: đó chính là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của công ty so với doanh số của toàn ngành.

 Thị phần của công ty so với phân khúc mà nó phục vụ: đó chính là tỷ lệ phần trăm giữa doánh số của công ty so với doanh số của toàn phân khúc.

 Thị phần tương đối: đó chính là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của sản phẩm trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào.

Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu này mà doanh nghiệp biết mình đang đứng ở vị trí nào trên thương trường, và cần vạch ra những chiến lược kinh doanh ra sao.

Ưu điểm của chỉ tiêu này đó là đơn giản dễ tính tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó chính là chỉ tiêu này khó chính xác vì vô cùng khó khăn trong khâu thu thập số liệu, đặc biệt là doanh số thật của các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Do đó để công tác đánh giá khả năng cạnh tranh được diễn ra thuận lợi, chính xác hơn thì người ta đưa ra một số chỉ tiêu bổ sung.

1.4.2 Chỉ tiêu định tính 1.4.2.1 Nhãn hiệu thương mại

Nhãn hiệu thương mại cũng là một chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty. Nhãn hiệu thương mại phản ánh sự hiện diện của sản phẩm trên thị trường, là sự thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp, nó phản ánh sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Một nhãn hiệu nổi tiếng là một nhãn hiệu đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Nhãn hiệu thương mại có thể phân thành năm cấp độ phản ánh sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đó là:

Nhãn hiệu được tín nhiệm: Đây là nhãn hiệu mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn có được. Khách hàng rất quan tâm và mong muốn có được nhãn hiệu này, họ sẵn sang tìm kiếm nhãn hiệu. Khi có ý định mua sản phẩm thì bao giờ nhãn hiệu của doanh nghiệp cũng được họ ưu tiên lựa chọn và nếu không có sản phẩm mang nhãn hiệu này thì hoạt động mua bán không được tiến hành.

Nhãn hiệu được yêu thích: đây là nhãn hiệu được khách hàng trọng điểm của công ty quan tâm và lựa chọn hàng đầu trước tất cả các nhãn hiệu khác. Tuy nhiên, nếu không có sản phẩm mang nhãn hiệu này thì họ sẽ lựa chọn sản phẩm mang nhãn hiệu khác.

Nhãn hiệu được công nhận: đây là nhãn hiệu được người tiêu dùng công nhận và nhớ đến sản phẩm mang nhãn hiệu này. Việc lựa chọn sản phẩm mang nhãn hiệu này là bình đẳng với các nhãn hiệu khác.

Nhãn hiệu không được công nhận: đây là nhãn hiệu mà người tiêu dùng cuối cùng không chấp nhận nó. Khách hàng sẽ không lựa chọn nó nếu trên thị trường có nhiều nhãn hiệu khác.

Nhãn hiệu bị loại bỏ: đây là nhãn hiệu không được khách hàng lựa chọn trong danh sách sản phẩm họ mua trừ khi nhãn hiệu đó thay đổi.

Với doanh nghiệp việc sở hữu một nhãn hiệu ở cấp độ nào phản ánh phần lớn hiệu quả công việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên một cấp độ chưa nổi tiếng sẽ tiếp tục được cải thiện nếu công ty nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và thực hiện các biện pháp khuyếch trương quảng cáo gây sự chú ý của khách hàng.

1.4.2.2 Hệ thống kênh phân phối

Mục tiêu cạnh tranh của một doanh nghiệp là bán được nhiều sản phẩm, chiếm lĩnh được thị phần nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận do đó một kênh phân phối tiêu thụ tạo được sự ăn ý giữa các thành viên là yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang sử dụng kênh phân phối dài hay ngắn có phù hợp với sản phẩm kinh doanh và thị trường chưa. Trong điều kiện cạnh tranh các doanh nghiệp sản xuất mong muốn tự mình quản lý kênh phân phối mà các doanh nghiệp thương mại là một yếu tố cấu thành kênh phân phối nên sẽ phụ thuộc ít nhiều vào nhà sản xuất do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Từ chỗ thấy được thực trạng hệ thống kênh phân phối của mình các doanh nghiệp thương mại nên phối hợp sử dụng các công cụ khác hỗ trợ như:

quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức dịch vụ văn minh phục vụ khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng.

1.4.2.3 Khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng

Chỉ tiêu này được thực hiện thông qua hành vi của khách hàng, là sự quay trở lại doanh nghiệp của họ,là hành vi tái mua hàng của khách hàng. Bên cạnh đó doanh nghiệp có them nhiều khách hàng mới do hiệu ứng dương của “tiếng ồn” trong kinh doanh bởi vì chỉ khi được thoả mãn nhu cầu của mình thì khách hàng mới trung thành với doanh nghiệp. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh của một công ty. Chỉ khi thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng thì sản phẩm của công ty mới được khách hàng chấp nhận và như vậy thì công ty mới có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.

1.4.2.4 Khả năng thích ứng với thị trường

Chỉ tiêu này thể hiện ở chỗ khi doanh nghiệp mở rộng quy mô xâm nhập thị trường mới hay mở rộng danh mục sản phẩm mới vào thị trường hiện tại. Nếu tồn tại và phát triển được bên cạnh các đối thủ khác chứng tỏ khả năng thích ứng của doanh nghiệp là tốt. Bên cạnh đó là các biến động khách quan của thị

trường với các phản ứng của doanh nghiệp cũng phản ánh khả năng thích ứng của doanh nghiệp với thị trường.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ KHẢ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Cty cổ phần thuốc thú y TW 1 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w