Thanh toán bằng thẻ thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước (Trang 77 - 79)

2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt

2.2.2.Thanh toán bằng thẻ thanh toán

Nghiệp vụ thẻ là một trong những nghiệp vụ mới mẻ của ngân hàng bán lẻ . Nó đang phát triển với tốc độ lớn, qui mô rộng nên việc tìm hiểu và quản trị rủi ro là vấn đề cần đợc quan tâm đối với những đối tác tham gia nghiệp vụ này. Rủi ro trong nghiệp vụ thanh toán thẻ có thể hiểu là khả năng tổn thất tài chính hoặc giảm lợi nhuận kinh doanh so với dự kiến của chủ thẻ, của ngân hàng phát hành, của ngân hàng thanh toán hoặc của đơn vị chấp nhận thẻ; kể cả khả năng giảm hoặc mất cơ hội kinh doanh hay cơ hội thoả mãn mong muốn của các chủ thể này.

Trong thời gian tới ngân hàng nên mở rộng mạng lới các cơ sở chấp nhận thẻ nhất là ở những nơi có giao dịch lớn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dùng thẻ để thanh toán hàng hoá và dịch vụ. Ngân hàng có thể đa ra các biện pháp nh: Lắp đặt máy kiểm tra và thanh toán thẻ miễn phí, thu phí thấp hơn hoặc không thu phí trong thời gian đầu đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Đồng thời ngân hàng cần có biện pháp khuyến khích các ngân hàng thơng mại chấp nhận thanh toán cả thẻ nội địa lẫn thẻ quốc tế.

Ngân hàng Nhà nớc nên thành lập và phát triển trung tâm thẻ quốc gia để làm cầu nối giữa các ngân hàng thơng mại cha là thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế đồng thời là ngời bảo trợ cho các ngân hàng này. Trung tâm xử lý thẻ sẽ

Trần Phơng Dung Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thơng Hà Nội

điều hành toàn bộ hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng và các điểm thanh toán thẻ: Cấp phép thanh toán và xử lý các hoá đơn thanh toán. Việc thành lập hệ thống thanh toán bù trừ và tỷ giá chuyển đổi giữa VND và ngoại tệ trong thanh toán thẻ quốc tế ở Việt Nam thiết nghĩ là một việc làm cần thiết. Tập trung phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các cơ quan an ninh quốc tế phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thẻ.

Hạn chế và rủi ro tín dụng: Ngân hàng cần cân nhắc xem xét kỹ lỡng các trờng hợp cho vay tín chấp để phát hành thẻ; đặc biệt là với thẻ có hạn mức đặc biệt (V.I.P). Lu ý với chủ thẻ các quyền lợi của họ, đặc biệt cần lu ý về các nghĩa vụ của chủ thẻ đối với ngân hàng khi sử dụng dịch vụ này. Ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thẻ và tình hình chi tiêu của các chủ thẻ, chú ý và có biện pháp theo từng bớc đối với các chủ thẻ trì hoãn hoặc không chịu thanh toán sao kê để thông báo, nhắc nhở, khuyến cáo, khoá thẻ tạm thời hoặc chấm dứt hợp đồng thẻ tuỳ theo hành vi của chủ thẻ.

Hạn chế rủi ro trong phát hành và sử dụng thẻ: Cán bộ phát hành phải kiểm tra, xác minh các thông tin phát hành thẻ và các thông tin của khách hàng một cách kỹ lỡng bằng nhiều hình thức phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra, các cán bộ phát hành phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn nh: Thẻ và PIN phải đợc giao tận tay chủ thẻ hoặc thẻ và PIN (Personal inden tification number – số nhận dạng cá nhân) phải đợc gửi cách biệt nhau. Bên cạnh đó, ngân hàng nên đẩy mạnh việc sử dụng chơng trình quản lý rủi ro của các tổ chức thẻ quốc tế nh: phải thờng xuyên và cập nhật các thông tin trên các chơng trình quản lý rủi ro của các tổ chức thẻ quốc tế nh SAFE của Mastercard, GFIS, CRIS của Visa. Ngân hàng nên thờng xuyên cập nhật vào hệ thống quản lý danh sách thẻ mất cắp, thẻ bị hạn chế và thẻ cấm lu hành…

Mua bảo hiểm cho nghiệp vụ thẻ nếu có hoặc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thẻ.

Hạn chế rủi ro nội bộ: Thờng xuyên kiểm tra hệ thống máy tính của mình, đảm bảo tính liên tục và ổn định. Tăng cờng kiểm soát các bớc thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ làm việc trực tiếp. Hạn chế tối đa tình trạng trục trặc

Trần Phơng Dung Nhật 1- K38F- Đại học Ngoại thơng Hà Nội

kỹ thuật trong hệ thống, khi hệ thống ngừng hoạt động hoặc phát hiện sai sót phải có biện pháp sửa chữa và xử lý kịp thời.

Một câu hỏi đặt ra cho Việt Nam là làm thế nào để từ 5 – 10 năm tới thị trờng thẻ ở Việt Nam phát triển nh các nớc khác? Theo tôi, việc cần làm ngay là:

- Thứ nhất, ngân hàng Nhà nớc nên khuyến khích các ngân hàng thơng mại trích một phần vốn điều lệ đang đợc chính phủ xem xét tăng lên cho các ngân hàng thơng mại quốc doanh để đầu t vào mạng lới thanh toán thẻ.

- Thứ hai, tổng công ty Bu chính viễn thông cần đầu t xây dựng và giảm chi phí thuê bao đờng truyền thanh toán trực tuyến cho các cửa hàng.

- Thứ ba, Chính phủ nên có các qui định dần dần buộc các cơ sở bán hàng dịch vụ có số vốn lớn nh các siêu thị phải trang bị thiết bị thanh toán thẻ. Xét trên khía cạnh tài chính chống thất thu thuế, đây có thể là giải pháp rất hiệu quả.

- Thứ t, trớc mắt, về phía tổ chức nên miễn các khoản thuế thu nhập từ hoạt động kinh doanh thanh toán cho các ngân hàng thơng mại.

- Thứ năm, ngân hàng Nhà nớc nên khuyến khích nhiều hơn nữa các ngân hàng thơng mại cổ phần tham gia vào hoạt động thanh toán thẻ. Theo kinh nghiệm điển hình của Nhật Bản, công ty dịch vụ tiết kiệm của Tổng công ty Bu chính viễn thông Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thị tr- ờng thẻ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam - Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước (Trang 77 - 79)