2001 -2007
2.1.2. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam hiện nay
2.1.2.1. Những kết quả đạt được
- Dệt may trở thành một ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn với tốc tốc độ tăng trưởng khá nhanh bình quân 26%/năm, chiếm từ 13 -17% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Các doanh nghiệp gia công xuất khẩu
giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động và góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Năm 2007, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hàng dệt may Việt Nam khi đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch lớn nhất. Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới và cũng là thị trường xuất khẩu số 1 của hàng dệt may Việt Nam chiếm từ 50 – 60% tỷ trọng thị trường xuất khẩu, có ảnh hưởng chi phối rất lớn tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu hàng dệt may có nhiều thuận lợi vì được bãi bỏ chế độ hạn ngạch. Tuy nhiên tại thị trường Mỹ, Việt Nam bị áp đặt cơ chế giám sát ngặt nghèo khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may những tháng đầu năm 2007 gặp nhiều khó khăn. Với những hướng đi hợp lý, Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp đã tiến hành kiểm soát chặt lượng hàng, không để hàng ồ ạt vào Mỹ nhất là những cat nhạy cảm đồng thời hướng sản xuất xuất khẩu ở thị trường này vào những cat khó làm giá trị tăng cao. Do đó, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm qua đã mang lại những kết quả lớn cho nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là tại thị trường Mỹ.
- Chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu ngày càng nâng cao. Hàng dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công xuất khẩu theo mẫu mã, chủng loại sản phẩm do bên đặt gia công yêu cầu và nhận phí gia công thông qua lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ. Vì vậy, chất lượng của sản phẩm dệt may chủ yếu được đánh giá thông qua nguyên vật liệu, phụ kiện cho ngành dệt may, mẫu mã và chất lượng nguồn lao động. Trong những năm gần đây bên cạnh việc tìm kiếm, lựa chọn nguồn nguyên liệu nhập khẩu đạt chất lượng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may, Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp dệt may đã chủ động tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm dệt may xuất khẩu, tức tăng dần việc sử dụng
nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng dệt may. Nếu như năm 2003, tỷ lệ nội địa hóa mới đạt khoảng 30% thì năm 2007 đã đạt 40%, đặc biệt là khâu sản xuất vải và phụ liệu.(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam,www.vietnamtextile.org.vn) Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng bắt đầu đi sâu vào thiết kế sản phẩm dệt may để tăng giá trị gia công xuất khẩu đồng thời từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm chuyển dần từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may ngày càng chủ động và tích cực mở rộng và phát triển thị trường nâng cao thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thế giới. Bên cạnh việc khai thác các thị trường lớn và truyền thống (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU), các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đã ngày càng tìm kiếm, mở rộng thêm các thị trường mới tiềm năng đồng thời đã có nhiều cố gắng trong việc đa dạng hóa thị trường nên kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng cao, phần lớn các thị trường đều tăng trưởng trong đó các thị trường có mức tăng trưởng cao như: Thổ Nhĩ Kỳ (tăng trên 500%), Nam Phi (tăng 400%), Achentina (tăng 60%), Canada (tăng 35%)….(Nguồn: Tạp chí công nghiệp Việt Nam tháng 1/2008)
- Hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường được quan tâm và phát triển hơn trước, Hiệp hội dệt may Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới, tổ chức triển lãm hội chợ quốc tế trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác kinh doanh, nhanh chóng thu thập, cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa….
2.1.2.2. Những mặt hạn chế
- Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu. Lâu nay Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn cung cấp với giá cả hợp lý, ổn
hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất: nhập khẩu bông là 90%, xơ sợi tổng hợp nhập gần 100%, hóa chất thuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần 100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụ liệu may khoảng 50% từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Không, chỉ có một lượng nhỏ là nguyên liệu trong nước song chi phí khá cao tác động lớn tới khả nảng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu. Mặc dù, trong những năm gần đây Việt Nam đã tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may để tăng giá trị nhưng thực tế cho thấy Việt Nam đang khó khăn lớn trong vấn đề này khi ngành trồng bông và dệt hiện nay không được tái đầu tư nhiều do lợi nhuận xuất khẩu hàng dệt may không cao.(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)
- Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao, giá trị gia tăng thấp. Theo tính toán của Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt mức cao nhất từ trước đến nay song để xuất khẩu được 7,78 tỷ USD dệt may năm 2007 thì các doanh nghiệp trong ngành phải chi trên 5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Do đó, giá trị thực mà ngành dệt may tạo ra còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 25 -30% kim ngạch xuất khẩu. (Nguồn:Sài Gòn giải phóng tháng 1/2008). Điều này cho thấy ngành dệt may Việt Nam phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng đặc biệt là Việt Nam được đánh giá là có những một số thuận lợi lớn trong hoạt động xuất khẩu dệt may như: đa số các doanh nghiệp đều có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá so với khu vực và thế giới; tốc độ đổi mới công nghệ của ngành cao; năng lực cạnh tranh của ngành tốt; lực lượng lao động dồi dào, năng suất, tay nghề tốt... là những ưu thế nổi bật để ngành dệt may phát triển.
- Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu gia công xuất khẩu, xuất khẩu qua trung gian nên khả năng tiếp cận với kênh phân phối thấp và tính chủ động
trong hoạt động xuất khẩu bị hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào mẫu mã, kiểu dáng của nước ngoài. Do đó, các hợp đồng gia công của doanh nghiệp thường thực hiện một cách tràn lan, chạy theo lợi nhuận, không có chiến lược phát triển lâu dài, hiệu quả thấp. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may rất lớn nhưng còn tồn tại tình trạng doanh nghiệp vẫn còn lung túng hay chưa xác định được mặt hàng, thị phần phù hợp với điều kiện hoạt động của mình.
- Cơ cấu thị trường xuất khẩu mất cân đối, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ mới chiếm khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Mỹ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Đây sẽ là một rủi ro lớn cho hàng dệt may của Việt Nam khi tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ trong bối cảnh Mỹ đang áp dụng cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam với 5 nhóm hàng nhạy cảm nằm trong danh mực kiểm tra là quần tây, áo sơ mu, đồ lót, đồ bơi và áo len. Cơ chế này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này và làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực các doanh nghiệp dệt may trong nước và ngoài nước, ngăn cản các khách hàng vào đặt hàng tại Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường như EU, Nhật Bản…để giảm thiểu rủi ro.
2.1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Trong quá trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu đặc biệt là sản xuất các nguyên vật liệu, phụ trợ trong nước, việc sản xuất các sản phẩm xanh chưa được quan tâm áp dụng đúng mức. Đa phần các doanh nghiệp và nhà quản lý điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức và hiểu biết
xí nghiệp hoạt động trong dây chuyền nhuộm – hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm và các hóa chất gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, sức khỏe người lao động và tiêu dùng. Ví dụ như trong hồ sợi ngày càng sử dụng nhiều hóa chất độc hại đến nguồn nước, làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hóa học) trong nước thải khó xử lý vi sinh.
- Năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dệt may còn thấp. Các sản phẩm dệt may Việt Nam hiện nay còn chưa cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Băngladet. Trong đó, các yếu tố làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam đó là:
+ Giá bình quân của hàng dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn cao so với một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Đơn cử, tại thị trường Mỹ, đơn giá bình quân hàng dệt may của Trung Quốc là 1,51 USD/m2, Indonesia: 2,59 USD/; Thái Lan là 2,13 USD/m2, Bangladesh: 2,15 USD/m2 và Ấn Độ: 1,87 USD/m2... còn đơn giá bình quân hàng dệt may Việt Nam là 3,03 USD/m2 cao hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh. (Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) Giá sản phẩm cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đặc biệt là chất lượng hàng dệt may Việt Nam vẫn được đánh giá còn thấp hơn so với các nước khác. Vì vậy, đây sẽ là một bất lợi cho hàng dệt may Việt Nam nếu không tạo ra được những lợi thế cạnh tranh mới.
+ Thương hiệu sản phẩm hàng dệt may chưa khẳng định được tên tuổi
của mình trên thị trường thế giới. Phần lớn hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu dưới hình thức gia công thuê cho nước ngoài nên phải sử dụng thương hiệu nước ngoài để tiếp cận thị trường tiêu dùng các nước nên hầu như người tiêu dung nước ngoài không biết đến đó là các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có thương hiệu riêng hết sức khiêm tốn, hầu hết chưa có sự đầu tư
tương ứng cho hoạt động xây dựng thương hiệu. Điều này thể hiện qua ngân sách chi cho hoạt động này còn thấp đặc biệt là chưa có một chiến lược dài hạn trong xây dựng thương hiệu. Trong các doanh nghiệp hoạt động dệt may, đơn vị sử dụng nguồn lực xây dựng thương hiệu cao nhất chiếm 4% tỷ trọng trên doanh thu còn lại hầu hết chỉ dành nguồn lực từ 0,1 – 1% trên doanh thu hàng năm trong khi đó trên thế giới thông thường nguồn lực quảng bá xây dựng và phát triển thương hiệu chiếm ít nhất 10% doanh thu. (Nguồn: Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ Công thương) Bên cạnh đó, thực tế cho thấy các sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam chỉ có một số lượng nhỏ doanh nghiệp là xuất khẩu dưới thương hiệu riêng của mình (như Công ty Scavi đang xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, Công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE) còn hầu hết đều xuất khẩu dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngoài. Nguyên nhân chính của tình trạng này đó là năng lực tài chính để quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngoài của các doanh nghiệp dệt may không đủ lớn, các công ty lớn liên doanh nước ngoài chủ yếu không quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu sử dụng thương hiệu của công ty mẹ tại nước ngoài.
+ Năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn 30% - 50% so với mức bình quân của doanh nghiệp các nước trong khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may hiện nay vẫn còn chưa biết đến hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực ERP - một hệ thống giúp doanh nghiệp xây dựng một cách hiệu quả hoạt động sản xuất xuất khẩu của mình đồng thời đang được rất nhiều các đối thủ cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam áp dụng.
+ Thị trường lao động của ngành không ổn định dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp thường xuyên phải tuyển dụng lao động theo thời vụ, lao động tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo do đó doanh
nghiệp thường phải mất chi phí đào lại nên chất lượng thường không cao ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự không ổn định nguồn nhân lực đã khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá nhân công để thu hút nguồn lao động gây lãng phí nguồn nhân lực làm cho chi phí sản phẩm tăng cao ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu. Ngoài ra, tình trạng thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp dệt may cũng là nguyên nhân làm hạn chế năng lực cạnh tranh của sản phẩm do chưa tạo ra được những sản phẩm có mẫu mã phong phú phù hợp với thị hiếu.
+ Cơ sở vật chất trang thiết bị của ngành dệt may tuy đã có những tiến bộ
nhưng nhìn chung còn lạc hậu và chậm đổi mới. Mặc dù trong một vài năm gần đây, trong chiến lược phát triển, nâng cao chất lượng hàng dệt may, tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã chú trọng đánh kể đầu tư vào khâu nhuộm – hoán tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại được đầu tư có chiều sâu như nhà máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quy Stork, máy in lưới phẳng Buser ở công ty Dệt May Thắng Lợi và Dệt 8/3, hệ thống xử lý trước – xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và công ty 28 song nhìn chung phần lớn ngành nhuộm – in hoa- xử lý hòan tất của các sản phẩm dệt may Việt Nam còn đang áp sựng các công nghệ và máy móc thiết bị cũ, lạc hậu. Do đó, năng suất lao động không cao, chất lượng chưa thật tốt, sử dụng nhiều hóa chất thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, các máy móc và thiết bị ngành dệt may sử dụng còn kém thân thiện với môi trường, gây ô nhiễm và mất nhiều chi phí trong công tác xử lý nước thải. Vì vậy, để có sự phát triển bền vững, đạt tăng trưởng kinh tế cao, ngành dệt may Việt Nam cần chuyển mạnh từ công nghệ và thiết bị truyền thông sang loại hình sản xuất
thân thiện với môi trường, sản xuất sạch, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên.
- Hàng dệt may Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nước sản xuất hàng dệt may lớn trong khu vực như Trung Quốc, Băngladest, Campuchia, Ấn Độ. Trong đó, có những nước có nhiều thế mạnh về công nghiệp phụ trợ và chủ động về nguyên liệu như Trung Quốc và Ấn Độ. Ở trong nước, các doanh nghiệp dệt may luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn lao động cho sản xuất, giá nhân công ngày càng cao dưới sức ép tăng lương tương xứng với các ngành khác. Ngoài ra, hàng dệt may Việt Nam còn