2001 -2007
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản
Nâng cao chất lượng là yếu tố cơ bản làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ luôn được người tiêu dùng lựa chọn và biết đến, khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm sẽ diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng. Đối với sản phẩm dệt may Việt Nam nói chung và hàng dệt may xuất khẩu của Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không nói riêng chất lượng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng được các
may chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp hàng dệt may, tăng giá trị xuất khẩu. Với đặc điểm gia công xuất khẩu hàng dệt may của Công ty để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty cần tập trung vào các vấn đề:
- Đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, trở thành lợi thế để phát triển kinh tế. Đối với ngành dệt may áp dụng công nghệ máy móc hiện đại vào sản xuất sẽ là yếu tố làm tăng năng lực cạnh tranh sản phẩm, tạo ra ưu thế mới trong xuất khẩu trước ưu thế về sử dụng nhiều lao động không còn là ưu thế lớn của Việt Nam trong tương lai. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm bớt chi phí và giá thành sản phẩm đòi hỏi Công ty phải đổi mới công nghệ sản xuất và tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hàng năm, Công ty cần tiến hành đánh giá lại chất lượng công nghệ hiện tại đang sử dụng để có sự điều chỉnh hợp lý. Tiếp theo Công ty cần tăng nguồn đầu tư từ lợi nhuận của Công ty để nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại. Trong quá trình nhập khẩu, cần có sự lựa chọn công nghệ phù hợp với khả năng của mình, không nên nhập khẩu công nghệ quá hiện đại cũng như công nghệ đã lạc hậu ở các nước; Công ty nên có sự tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia trong quá trình nhập khẩu công nghệ. Đồng thời, Công ty cần tiến hành nâng cấp nhà xưởng, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát triển.
- Đăng ký và xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế như HACCP, SA8000, ISO 9000…. Đây là hệ thống các tiêu chuẩn được hầu hết các quốc gia áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu. Đảm bảo các tiêu chuẩn này không chỉ tạo chỗ đứng của Công ty trên thị trường trong nước mà hơn hết đó là sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm đối với người tiêu dùng, sự tin cậy đối với đối tác và khả năng mở rộng thị
trường đẩy mạnh xuất khẩu. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng thường tốn rất nhiều chi phí đối với các doanh nghiệp và đặc biệt đối với Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không với tiềm lực tài chính hạn chế thì đây là vấn đề tạo nhiều khó khăn cho Công ty. Do đó, để thực hiện được điều này trước hết Công ty cần thực hiện nâng cấp hệ thống nhà xưởng cơ sở sản xuất, tổ chức sản xuất, quản lý theo hệ thống tiêu chuẩn, cử các cán bộ tham gia các lớp huấn luyện về xây dựng và tìm hiểu về hệ thống tiêu chuẩn, có những điều chỉnh hợp lý và phù hợp sau khi được cấp phép để duy trì hệ thống tiêu chuẩn đã xây dựng và đăng ký.
- Tiến hành đầu tư cho công tác thiết kế thời trang. Thiết kế thời trang là một xu hướng tất yếu của ngành may mặc trên thế giới. Thiết kế thời trang đối với các doanh nghiệp dệt may sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Sự đầu tư cho công tác thiết kế thường không mất nhiều chi phí của doanh nghiệp song mang lại giá trị rất lớn. Đối với Công ty Cung ứng dịch vụ Hàng Không tham gia gia công xuất khẩu thì thiết kế thời trang trước hết là để Công ty nâng cao giá trị xuất khẩu, dần chiếm ưu thế trong sản phẩm gia công và tạo đà cho sự chuyển dịch sang hình thức xuất khẩu trực tiếp. Công tác thiết kế thời trang của Công ty cần tập trung vào việc thành lập phòng thiết kế thời trang, tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong công tác thiết kế thông qua hình thức cử đi học tập, tập huấn tại nước ngoài, gửi đi đào tạo tại các trường và trung tâm tạo mốt chuyên nghiệp trong nước; đầu tư về tài chính để các cán bộ có cơ hội đi thăm quan thị trường, học hỏi kỹ năng thiết kế để quan sát sự thay đổi về thị hiếu khách hàng; đầu tư cho hoạt động thiết kế về thông tin thị hiếu, catalogue, thiết bị phục vụ cho công tác thiết kế…
- Tiến hành đa dạng và mở rộng các mặt hàng gia công xuất khẩu. Đa dạng và mở rộng các mặt hàng gia công không chỉ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, đem lại lợi nhuận cao mà còn giúp doanh nghiệp tham gia hơn nữa vào quá trình xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường, thâm nhập thị trường nhanh chóng dễ dàng, lựa chọn được mặt hàng lợi thế phù hợp với khả năng của công ty và học tập được nhiều kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Đối với Công ty hiện nay để mở rộng mặt hàng gia công một cách chủ động Công ty cần nâng cao chất lượng các sản phẩm khăn khăn vốn đang cung cấp sản phẩm cho Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam để làm sản phẩm đưa ra đàm phán, ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu. Đây là sản phẩm Công ty nhập nguyên liệu trong nước, có sẵn dây chuyền sản xuất, hệ thống máy dệt và trình độ công nhân lành nghề do đó giá trị gia công sẽ cao. Về lâu dài, Công ty cần tiến hành tìm hiểu cách thức, quy trình sản xuất các sản phẩm dệt may, tạo ra sản phẩm mẫu có chất lượng tốt làm lợi thế để tìm kiếm đối tác đa dạng và mở rộng mặt hàng gia công.
3.2.1.3.Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường
Mở rộng thị trường là chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, các đối thủ cạnh tranh ngày càng tạo thêm được những ưu thế mới trong hoạt động kinh doanh và cách thức chiếm lĩnh thị trường. Mở rộng thị trường của doanh nghiệp bao gồm hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường hiện có để nâng cao thị phần và hoạt động tìm kiếm mở rộng sang các thị trường mới, tiềm năng. Thị trường được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho Công ty có nhiều lựa chọn về đối tác kinh doanh, tìm hiểu nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng chính xác, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tăng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu. Vì vậy, để mở rộng thị trường xuất khẩu của mình đặc biệt là mở rộng sang các thị
trường có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may lớn và tiềm năng, Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Mở rộng kênh phân phối trong và ngoài nước để nâng cao thị phần, tạo dựng thương hiệu sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu. Theo đó, Công ty cần tiến hành nghiên cứu, sản xuất theo nhu cầu trong nước và ngoài nước, tìm kiếm nhà cung ứng, đặc biệt là những công ty lớn có uy tín chi phối hệ thống phân phối lớn tại các thị trường, mở đại lý phân phối sản phẩm trong nước, xây dựng và hoàn thiện website trở thành kênh thông tin hữu hiệu giới thiệu nhanh nhất tới người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Công ty cần củng cố và tạo lập thêm các mối quan hệ với các doanh nghiệp dệt may trong nước để tìm kiếm khách hàng, học hỏi kinh nghiệm sản xuất xuất khẩu và thu thập thêm thông tin về thị trường.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm đối tác kinh doanh, quảng bá giới thiệu về công ty về sản phẩm, thu thập thông tin về thị hiếu, nhu cầu, chính sách, rào cản và tiêu chuẩn kỹ thuật, tập quán kinh doanh của nước nhập khẩu từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm kiếm cơ hội, mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty cần tập trung vào các vấn đề đó là: chủ động tìm kiếm đối tác thông qua việc cử các cán bộ đi công tác ở nước ngoài, liên hệ với các cơ quan và tổ chức thương vụ của nước ngoài ở trong nước; tích cực và thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm về ngành hàng trong và ngoài nước, chủ động liên hệ và tìm sự giúp đỡ về thông tin, chính sách từ các cơ quan thương vụ, đại sứ quan của Việt Nam tại nước ngoài, từ Hiệp hội dệt may Việt Nam; đầu tư về công nghệ, kinh phí và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại.
- Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi nhánh ở nước ngoài để chủ động hơn về thông tin, tiếp cận thị trường nhanh chóng, tạo lập
uy tín và tên tuổi công ty ở nước ngoài đồng thời tham gia vào hệ thống phân phối rộng lớn tại thị trường nước ngoài. Mặc dù hiện tại Công ty đã mở chi nhánh hoạt động ở nước ngoài tại Moscow (Liên Bang Nga) và Mông Cổ nhưng hoạt động của chi nhánh chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ trong khi hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty lại tập trung vào một số thị trường khác. Do đó, hoạt động của chi nhánh phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may không hiệu quả. Các thông tin tìm kiếm về khách hàng, về thị trường chỉ mang tính hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, khách hàng nước ngoài không thể tiếp cận được với Công ty thông qua hoạt động chi nhánh. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cần mở rộng hoạt động của các chi nhánh ở nước ngoài bằng cách thành lập thêm chi nhánh tại các thị trường mà Công ty xuất khẩu hàng dệt may như tại thị trường EU, Nam Mỹ. Để làm được điều này Công ty trước hết cần mở văn phòng đại diện của Công ty tại các thị trường xuất khẩu hàng dệt may nói trên để đảm bảo tiếp cận nhanh nhất với khách hàng, nhu cầu thị trường từ đó có chiến lược phát triển hợp lý. Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài đòi hỏi Công ty cần có sự tuyển chọn kỹ lưỡng đội ngũ cán bộ đi công tác hoạt động tại nước ngoài đảm bảo có sự am hiểu sâu về thị trường, khả năng làm việc với đối tác nước ngoài và kiến thức chuyên sâu. Công ty nên mời chuyên gia trong và ngoài nước ngoài tư vấn để tham khảo ý kiến, tạo lập mối quan hệ vững chắc và sự ủng hộ từ các đối tác kinh doanh hiện có của Công ty ở nước ngoài trước khi mở văn phòng đại diện.
3.2.1.4.Đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và năng lực quản lý
Hiện nay, chất lượng nguồn lao động của Công ty không cao, số lượng lao động có trình độ lành nghề thấp, thường xuyên có sự thay đổi về đội ngũ lao động, số lượng lao động phổ thông chiếm phần lớn. Bên cạnh đó, đội ngũ
cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm, nghiệm vụ, trình độ đặc biệt là đội ngũ tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, marketing đã ảnh hưởng rất lớn tới năng lực sản xuất của Công ty và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là tất yếu của Công ty để đứng vững trên thương trường và tạo sự tăng trưởng trong kinh doanh. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, Công ty cần:
- Tiến hành rà soát lại chất lượng nguồn lao động, tổ chức các khóa đào tạo về tay nghề cho người công nhân về máy móc, kỹ thuật và thao tác làm việc kết hợp với sự nhận thức về chất lượng lao động có ảnh hưởng tới năng lực sản xuất và quyền lợi của họ. Công ty nên tiến hành cử những công nhân đi tham gia các khóa học tại các trường, trung tâm dạy nghề hay tại các doanh nghiệp.
- Thường xuyên tổ chức cho các cán bộ đi tập huấn về nghiệp vụ, tìm hiểu về thương mại quốc tế, các quy định về kinh doanh xuất nhập khẩu tại các trường đại học trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Công ty cần tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trong đào tạo, tập huấn, bổ sung nguồn nhân lực để lực lượng lao động của Công ty không ngừng được nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.