2001 -2007
3.2.3. Giải pháp từ phía hiệp hội
Hiệp hội dệt may Việt Nam trong những năm qua đã phát huy tốt nhiệm vụ của mình là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước.Trước sự phát triển mới, những thách thức mới đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam đòi hỏi không chỉ nhà nước, các doanh nghiệp mà cả Hiệp hội dệt may cũng không ngừng nâng cao hoạt động của mình. Do đó, để hoạt động của Hiệp hội Dệt may Việt Nam ngày càng hiệu quả trước những thách thức đặt ra đòi hỏi Hiệp Hội trong thời gian tới cần:
- Thực hiện cơ chế tổ chức nghiêm ngặt, có tiêu chuẩn và quy định riêng đối với từng ngành hàng và mặt hàng, đóng vai trò là tham vấn cho nhà nước về vấn đề dệt may, cung cấp đầy đủ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, tư vấn và bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
- Nâng cao khả năng quản lý, trình độ, kiến thức về xuất nhập khẩu, về các quy định trong thương mại quốc tế… để thông tin tới doanh nghiệp, đóng vai trò ngăn ngừa rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình mở rộng thị trường.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm hội thảo cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có điều kiện tìm hiểu thị trường, trao đổi kinh nghiệm cho nhau và đưa ra những giải pháp hợp lý. Đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống thông tin tại các địa phương để thông tin kịp thời chính xác đến các doanh nghiệp và nắm bắt thông tin về tình hình dệt may trong cả nước.
- Xây dựng và điều phối trung tâm giao dịch nguyên phụ kiện ngành dệt may dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước để nhằm tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho quá trình sản xuất xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia và doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra một cách găy gắt đã đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu giữa vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tạo đà cho sự phát triển kinh tế.
Quá trình thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong những năm qua đã đạt được những thành công lớn đưa dệt may trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức cần phải giải quyết. Trưởng thành từ một Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không đã từng bước khẳng định mình trong hoạt động xuất khẩu dệt may với kim ngạch ngày càng tăng cao, thị trường ngày càng mở rộng. Đứng trước những thách thức của sự phát triển và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã cho thấy hoạt động xuất khẩu dệt may của Công ty còn nhiều hạn chế đó là vấn đề về thiếu nguyên liệu, giá trị gia công thấp, chất lượng chưa cao… Điều này đỏi hỏi trong thời gian tới công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động trong công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác và nâng cao giá trị xuất khẩu. Hy vọng rằng, trong tương lai Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không sẽ luôn phát triển, trở thành một công ty xuất khẩu dệt may hiệu quả, uy tín và thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách:
1. GS.TS Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (2002). Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội
2. PG.TS.Tô Xuân Dân. Giáo trình Chính sách Kinh tế Đối ngoại, NXB Thống kê
3. Tổng cục Thống kê. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới 1986 – 2005, NXB Thống kê - Hà Nội
4. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không (2008). Báo cáo Bán hàng chi tiết theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2007
5. Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không. (2008). Báo cáo Tài chính giai đoạn 2003 – 2007
Tạp chí:
1. Bộ Công thương - Tạp chí thương mại
2. Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương. Bản tin xuất khẩu 3. Thời báo kinh tế Việt Nam
4. Tạp chí Kinh tế thế giới
Website:
1. Năm 2007.Tổng công ty Hàng Không Việt Nam.
Link: http://www.vietnamairlines.com/default.aspx?tabid=459 2.Năm 2007.Công ty cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng Không. Link: http://www.airserco.vn/
3.Năm 2008. Bộ Công Thương Link: http://www.mot.gov.vn
4.Năm 2008. Hiệp hội dệt may Việt Nam Link: http://www.vietnamtextile.org.vn