Giải pháp về giá và chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng (Trang 51 - 54)

II. Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho chi nhánh NHĐT & PTHBT

1.Giải pháp về giá và chất lượng sản phẩm

Để có thể có được mức lãi suất thích hợp với biến động thị trường, phù hợp với nhu cầu khách hàng và có được chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng là tốt đòi hỏi ngân hàng cần thực hiện các biện pháp:

1.1. Về công tác nguồn vốn.

-Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trên cơ sở:

+ Huy động vốn dân cư: Bám sát thị trường và địa bàn hoạt động, đồng thời mở rộng hoạt động tiếp thị đến tất cả các đối tượng dân cư trong khu vực bằng các hình thức quảng bá phù hợp, có chính sách riêng cho khách hàng dân cư có số tiền gửi lớn, nâng cao khả năng bán hàng, thái độ giao tiếp của giao dịch viên đối với đối tượng khách hàng là dân cư, đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn với lãi suất linh hoạt… + Huy động vốn từ tổ chức: Chú trọng tiếp thị nhằm xác lập mối quan hệ, thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán thông qua các chính sách dịch vụ đa dạng, khép kín, dịch vụ nối mạng tới tận khách hàng nhằm tăng trưởng tiền gửi tổ chức. Làm dịch vụ trả lương, dịch vụ thu hộ tiền điện, tiền nước,… cho các tổ chức kinh tế thông qua chi tiền mặt tại chỗ hay máy rút tiền tự động, thẻ điện tử… để huy động nguồn tiền gửi giá rẻ.

- Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn:

+ Để tăng cường thu hút vốn, chi nhánh cần phải đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn nhằm hấp dẫn và thoả mãn nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn sản phẩm gửi tiền. Mỗi một loại sản phầm huy động vốn đều có những tính chất và hình thức riêng, phù hợp với nhu cầu một nhóm khách hàng nào đó. Đồng thời, lượng khách hàng của các nhóm rất khác nhau. Vì thế các sản phẩm huy động càng đa dạng, mới lạ cũng như đem lại lợi ích cao cho khách hàng thì càng có có khả năng được nhiều nhóm khách hàng chọn lựa, làm cho lượng vốn huy động của ngân hàng tăng lên cả về số lượng lẫn chủng loại.

+ Các sản phẩm của ngân hàng nói riêng và các sản phẩm huy động vốn nói chung đều rất dễ bắt chước. Hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đều có những sản phẩm huy động vốn có bản chất giống nhau như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi kì hạn, tiết kiệm…Để có thể thu hút khách hàng, mỗi ngân hàng đều thêm vào những sản phẩm truyền thống đó những tính chất, đặc điểm, tiện ích mới nhằm tạo ra nét riêng độc đáo. Việc đa dạng hoá các sản phẩm của chi nhánh NH ĐT&PT HBT cũng đã và sẽ dựa trên việc làm đó.

- Kịp thời nắm bắt thông tin về nhu cầu khách hàng. Thực hiện khuếch trương, phát triển thương hiệu BIDV.

- Nghiên cứu phát triển mạng lưới trên địa bàn nhằm đảm bảo cho việc phát triển giữ vững thị phần huy động vốn kết hợp với dịch vụ để không ngừng tăng cường vị thế và quàng bá sản phẩm, thương hiệu của BIDV.

- Xây dựng chính sách lâu dài, mềm dẻo, cạnh tranh phù hợp với biến động của thị trường theo văn hóa riêng của BIDV.

- Đúc rút kinh nghiệm và phát triển các giải pháp huy động vốn để tăng cường huy động nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Triển khai mạnh mẽ việc đưa công nghệ thông tin vào công tác huy động vốn, áp dụng các sản phẩm huy động vốn có sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, hàm lượng công nghệ cao.

- Thực hiện tốt chính sách động viên khen thưởng kịp thời đối với khách hàng có lượng tiền gửi lớn và đối với cán bộ làm tốt công tác huy động vốn, đi đối với giao chỉ tiêu cụ thể theo từng tháng, quý cho các phòng và các cá nhân thực hiện.

1.2. Về công tác sử dụng vốn.

- Đảm bảo nhu cầu vốn tín dụng nhưng phải đảm bảo cơ cấu sử dụng vốn, đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng vào cho vay trung, dài hạn, đảm bảo các giới hạn tham gia vào các dự án và các giới hạn an toàn theo quy định BIDV.

- Nguồn vốn khả dụng phải hợp lý với nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn, trung dài hạn.

- Nghiên cứu, áp dụng các hình thức sử dụng vốn hợp lý đối với các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để tăng hiệu quả kinh doanh.

- Mua bán kinh doanh ngoại tệ phải được tách bạch tương đối với việc huy động vốn ngoại tệ, không làm ảnh hưởng đến việc cân đối vốn chung cho các nhu cầu sử dụng của chi nhánh.

1.3. Về công tác tín dụng.

- Nhận thức được tầm quan trọng trong việc đảm bảo an toàn tín dụng, chi nhánh HBT tăng cường phát triển đồng đều các mảng tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn phục vụ đầu tư xây dựng cơ bản tạo cơ sở vật chất, nền tảng phât triển sản xuất trong nước theo tinh thần chủ đạo của Chính phủ và BIDV.

- Xác định đối tượng khách hàng của chi nhánh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Cần tiến hành cho vay các chương trình kích cầu, đầu tư cơ sở hạ tầng có nguồn vốn đảm bảo. Áp dụng hình thức cho vay bán buôn (cho vay ngân sách) với các chương trình, mục tiêu, dự án cụ thể. Đổi mới mạnh mẽ công tác tiếp thị để chuyển đổi cơ cấu khách hàng, cơ cấu dư nợ.

- Chủ động lựa chọn khách hàng, lựa chọn dự án để đầu tư bám sát chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ và trên địa bàn hoạt động. Đồng thời nghiên cứu, xác định những lĩnh vực trọng điểm để tiếp tục mở rộng đầu tư, tăng thị phần hoạt động.

- Thực hiện tốt công tác khen thưởng đối với cán bộ làm tốt, đưa lại hiệu quả cao; kỷ luật đối với những cán bộ gây ra hậu quả nợ xấu làm thất thoát tài sản.

- Xây dựng chương trình và triển khai kế hoạch maketing cụ thể, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và từng sản phẩm cụ thể. Thường xuyên rà soát trên địa bàn, tiếp cận khách hàng mới. Thực hiện giao dịch mở cửa trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong quan hệ giao dịch tín dụng đối với ngân hàng.

- Tích cực đưa sản phẩm bán lẻ của BIDV đến với công chúng. Phát triển mở rộng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với bước đi hợp lý.

- Đảm bảo tuân thủ chấp hành quy chế cho vay và quản lý các giới hạn, cơ cấu, tỷ trọng, tăng trưởng tín dụng của hội sở chính đề ra.

- Mở rộng và tăng trưởng tín dụng từng bước để đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh. Tăng trưởng tín dụng gắn liền với công tác kiểm soát tín dụng và xử lý

nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong giới hạn cho phép nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả.

- Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm tín dụng, gắn tăng trưởng tín dụng với phát triển dịch vụ. Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm tín dụng theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập quốc tế.

- Nâng cao chất lượng công tác thông tin tín dụng: thu thập thông tin về khách hàng, về chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thông tin phục vụ thẩm định, …

- Tăng trưởng phát triển tín dụng phải lấy việc kiểm soát rủi ro, an toàn tín dụng, an toàn vốn làm đầu, đồng thời phải xác định được kết quả kinh doanh (một khoản rủi ro có thể làm mất hết kết quả, hết dự phòng rủi ro). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng (Trang 51 - 54)