Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới và

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội (Trang 90 - 95)

tới và yêu cầu đặt ra đối với dịch vụ hậu cần vật tư.

1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty 1.1 Mục tiêu phát triển của ngành

Theo công văn của bộ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư và phát triển phê duyệt về phương hướng phát triển chung ngành dệt may đến năm 2010 với các mục tiêu và các chiến lược chung cụ thể như sau:

- Phát triển ngành Dệt may theo hướng chuyên môn hóa nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những diểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa được phát triển, cung cấp nguyên phụ kiện vừa thiếu , vừa không kịp thời.

- Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.

- Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và thành phố lớn.

- Đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành dệt may, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

- Phát triển nguồn nhân lực cả về chất lượng và số lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt May Việt Nam. Trong đó, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.

1.1.2 Các chỉ tiêu cơ bản ( theo QĐ 36-TTg)Ban hành ngày 10/03/2008 Ban hành ngày 10/03/2008

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn

2008-2010

Giai đoạn

Tăng trưởng sản xuất hàng năm 16-18% 12-14%

Tăng trưởng xuất khẩu hàng năm 20% 15%

Các chỉ tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Thực hiện 2006

Mục tiêu toàn nghành đến

2010 2015 2020

1. Doanh thu Triệu USD 7.800 14.800 22.500 31.000

2. Xuất khẩu Triệu USD 5.834 12.000 18.000 25.000

3. Sử dụng lao động Nghìn

người 2.150 2.500 2.750 3.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 32 50 60 70

5.Sản xuất sản phẩm chính - Bông xơ - Xơ, sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - Sản phẩm may 1000 tấn 1000 tấn 1000 tấn Triệu m2 Triệu SP 8 - 265 575 1.212 20 120 350 1.000 1.800 40 210 500 1.500 2.850 60 300 650 2.000 4.000

1.2 Mục tiêu phát triển của công ty1.2.1.Mục tiêu phát triển 1.2.1.Mục tiêu phát triển

Năm 2008 công ty đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng ở mức cao và bền vững, tối thiểu tăng được 15% so với năm 2007. Phấn đấu tăng giá trị SXCN, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm để giữ vững và mở rộng thị trường. Quyết tâm khắc phục biến động phức tạp của thị trường, đẩy mạnh thị trường trong và ngoài nước, giữ vững thị trường hiện có, khai thác tìm kiếm thị trường mới với phương châm bám sát khách hàng truyền thống và không ngừng mở rộng thị trường mới. Kết hợp các kênh tiêu thụ trực tiếp cùng việc lựa chọn các đại lý mạnh trên thế giới để phân phối sản phẩm.

Phát triển sản phẩm vài mành sẽ trở thành sản phẩm chủ lực trong tương lai và sẽ chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài.

1.2.2.Xây dựng kế hoạch năm 2008

a. Định hướng chung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đưa mô hình công ty mẹ/con của tập đoàn VINATEX vào hoạt động ổn định, tạo ra những đổi mới căn bản nâng cao hiệu lực của công tác quản lý. Thực hiện chiến lược tăng trưởng thị trường gắn với hiệu quả. Khai thác tối đa năng lực sản xuất, bố trí hợp lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động là đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật và công nhân lành nghề.

Tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu, chủng loại hàng hóa, phương thức sản xuất đối với thị trường Mỹ. Khai thác tốt các thị trường xuất khẩu hiện có, mở rộng thị trường mới. Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạn giá thành tăng khả năng cạnh tranh. Tăng cường hoạt động Marketing cho doanh nghiệp và sản phẩm.

Tập trung đầu tư có trọng điểm theo hướng chuyên môn hóa, sản xuất những mặt hàng tương xứng với trình độ công nghệ của thiết bị đầu tư mới.

Đẩy mạnh mở rộng ngành nghề kinh doanh theo hướng đa ngành nghề bằng cách tham gia mua cổ phần, trở thành cổ đông không chi phối với các lĩnh vực không phải dệt may, trở thành nhà đầu tư tài chính.

b.Các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2008.

Năm 2008 công ty xây dựng các chỉ tiêu:

Tổng doanh thu : 275 tỷ, tăng 17-18% so với năm 2007 SXCN tăng 16-17% so với năm 2007

Sản phẩm vải mành sản xuất: 2,75 triệu tấn. Sản phẩm vải địa kỹ thuật : 10,5 triệu m2 Sản phẩm may mặc: 1,535 triệu m2.

Kim ngạch xuất khẩu tăng 18-20% so với cùng kì năm trước, ước tính lợi nhuận cho năm 2008 là 3,4 tỷ đồng.

2.1 Vận tải và giao nhận vật tư

Công ty đặt ra các yêu cầu với hoạt động vận tải và giao nhận vật tư : - Hoàn thiện và nâng cao công tác dịch vụ vận tải.

- Lựa chọn hãng vận tải uy tín và tính toán giảm tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện giao nhận vật tư.

- Đào tạo và nâng cao trình độ logistics đến và tối ưu hóa quá trình vận tải. - Hoàn thiện hoạt động thuê vận tải đồng thời chuẩn bị đầu tư mua sắm trang thiết bị để thực hiện tự vận chuyển vật tư và hàng hóa.

- Nâng cao trình độ quản lý khâu vận tải và giao nhận hàng hóa.

2.2 Dịch vụ chuẩn bị tài chính cho mua sắm vật tư.

Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay. Do quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng cho nên nhu cầu tài chính cho mua sắm vật tư càng tăng nhanh.

Yêu cầu đặt ra đối với khâu chuẩn bị tài chính là:

- Nắm chắc kế hoạch mua sắm vật tư để chuẩn bị số lượng vốn cần thiết một cách nhanh chóng kịp thời và chủ động.

- Quản lý tài chính phải được thực hiện chặt chẽ và minh bạch, đảm bảo lượng tiền không bị thất thoát và phản ánh được đúng tình hình hoạt động của công ty.

- Thiết lập các mối quan hệ với ngân hàng và các nguồn cho vay cũng như các doanh nghiệp cung ứng vật tư để được hưởng những ưu đãi về tài chính.

2.3 Dịch vụ kho hàng bảo quản

Yêu cầu cơ bản trong dịch vụ kho hàng là chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho tiếp nhận và bảo quản vật tư hàng hóa về kho của công ty.

Công tác giao nhận phải diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Nâng cao tính hiện đại của kho hàng, mua sắm và trang bị thêm các thiết bị cho bảo quản vật tư được đảm bảo, giảm mức hao hụt hàng hóa đến mức thấp nhất. Nâng cao trình độ của cán bộ kho trong bảo quản vật tư hàng hóa, nâng cao chất lượng kho hàng của công ty. Đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vật tư hàng hóa.

- Bố trí kho chứa phù hợp với yêu cầu bảo quản và yêu cầu của tổ chức vận động hàng hóa.

- Sơ đồ hóa hệ thống kho chứa, đảm bảo việc tiếp nhận vật tư, chất xếp, xuất hàng theo kế hoạch thống nhất.

- Có hệ thống giấy tờ, chứng từ, thẻ kho, đầy đủ hợp lý và chính xác các nghiệp vụ kho.

- Bố trí cán bộ làm công tác kho có các phẩm chất phù hợp tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật tác nghiệp kho.

2.4 Dịch vụ định mức tiêu dùng nguyên vật liệu

Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu thường xuyên thay đổi, do trình độ khoa học công nghệ và công nghệ sản xuất luôn được cải tiến. Yêu cầu đặt ra cho hoạt động định mức tiêu dùng nguyên vật liệu tại công ty là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thực hiện xây dựng các định mức khoa học và nâng cao tính chính xác, tính hợp lý của mức tiêu dùng vật tư.

-Xây dựng mức thường xuyên cho các sản phẩm, phù hợp với các dây chuyền công nghệ mới.

-Hoạt động xây dựng mức phải được thực hiện trên các cơ sở khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội (Trang 90 - 95)