Tình hình hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội (Trang 39 - 41)

Tài chính là nguồn đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư và trang bị kỹ thuật. Doanh nghiệp thường xác định một khoản tài chính cho tiêu dùng vật tư và sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu sử dụng vốn như vòng quay của vốn lưu động, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận…qua từng kì kinh doanh.

Doanh nghiệp có tình hình tài chính mạnh, ổn định, sẽ đảm bảo cho quá trình mua sắm vật tư được diễn ra đều đặn, đúng kế hoạch, đảm bảo khả năng thanh toán các chi phí mua vât tư và các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ.

Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển hay đang trong tình trạng bất ổn, làm ăn thua lỗ có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ hậu cần vật tư. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh phát triển, doanh nghiệp có thể gia tăng khối lượng mua sắm vật tư, tìm kiếm nguồn hàng mới để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ngược lại, khi làm ăn không hiệu quả doanh nghiệp phải cắt giảm lượng vật tư mua sắm, có thể ngừng hoạt động hậu cần vật tư trong trường hợp phá sản.

Doanh nghiệp mua sắm vật tư luôn chịu ảnh hưởng và các chi phí của các nguồn hàng. Với các doanh nghiệp nhỏ sự phụ thuộc này càng lớn. Với các doanh nghiệp lớn khả năng tài chính hùng hậu có thể chi phối được các nguồn hàng, có thể tự gia công chế biến nguyên vật liệu cho sản xuất. Doanh nghiệp có thể tiến hành hội nhập dọc ngược chiều thâu tóm các nguồn vật tư thành một bộ phận trong bộ máy của công ty.

3.Nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt độngcủa công ty

Con người là nguồn nhân lực không thể thiếu trong quản lý và vận hành máy móc, tham gia vào mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực đóng vai trò chủ đạo trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Trong công tác dịch vụ hậu cần vật tư, cơ cấu tổ chức hoạt động có ảnh hưởng lớn đến kết quả của toàn bộ quá trình. Mọi hoạt động từ xác định nhu cầu vật tư, đến quá trình mua sắm, quản lý, tiếp nhận và sử dụng vật tư đều được phân chia rõ ràng. Nếu người lao động có chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực thì có thể đảm bảo cho dịch vụ hậu cần đạt hiệu quả cao nhất, với chi phí thấp và bảo đảm cho quá trình diễn ra tốt đẹp. Ngược lại, người tham gia quá trình không có tay nghề và kinh nghiệm sẽ gây tổn hại trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp, gây thất thoát, hỏng hóc, hao phí ngoài định mức lượng vật

tư kỹ thuật cho sản xuất. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hợp lý tiết kiệm được chi phí thuê lao động, việc tổ chức hoạt động dễ dang , nhanh chóng và khoa học.

4.Nhu cầu của khách hàng và tình hình tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng và thu lợi nhuận. Nhu cầu của khách hàng về một loại hàng hóa sẽ quyết định đến cơ cấu, khối lượng, hình dáng, kích thước, công dụng…của sản phẩm. Trên cơ sở sản xuất sản phẩm doanh nghiệp tiến hành mua các loại vật tư phục vụ cho sản xuất sản phẩm. Sản phẩm càng phức tạp thì nhu cầu về số lượng, chủng loại vật tư càng lớn. Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi, doanh nghiệp muốn thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Do đó doanh nghiệp thường xuyên tiến hành cải tiến mẫu mã, chất lượng, và nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới. Điều đó đặt ra yêu cầu cho công tác dịch vụ hậu cần vật tư phải luôn luôn linh hoạt, thay đổi kịp thời để đáp ứng được nhu cầu mua sắm vật tư phù hợp cho sản xuất.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư. Sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ tốt trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng thì nhu cầu vật tư cho sản xuất phải được đảm bảo, vận động liên tục và gia tăng. Ngược lại sản phẩm không tiêu thụ được doanh nghiệp phải ngừng mua sắm vật tư, chuyển hướng kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩm cũ hoặc chuyển hướng sản xuất các sản phẩm khác.

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w