Hoạt động thanh quyết toán vật tư

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội (Trang 36 - 39)

a. Hoạt động thanh lý vật tư: sau quá trình sử dụng vật tư ở các đơn vị sản xuất thường có một số lượng vật tư dôi dư hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động thanh lý số vật tư này, nhằm mực đích giải phóng kho, thu hồi nguồn vốn ứ đọng, liên quan đến vấn đề này là giảm chi phí dự trữ bảo quản cho doanh nghiệp

b. Hoạt động quyết toán vật tư: đây là hoạt động cuối cùng kết thúc toàn bộ quá trình đảm bảo vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp. Hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của công tác dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có định hướng và biện pháp để điều chỉnh hoạt động đảm bảo vật tư cho sản xuất ở kỳ sản xuất tiếp theo.

3.Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ hậu cần vật tư.

Đánh giá chất lượng của các dịch vụ hậu cần vật tư được thực hiện thông qua đánh giá hiệu quả việc sử dụng vật tư trong sản xuất của các doanh nghiệp và sự phát triển của các dịch vụ trong hoạt động hậu cần vật tư cho sản xuất. Các hoạt động dịch vụ cho hậu cần vật tư đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư đầu vào, tiết kiệm chi phí đầu vào một cách tối đa. Phát triển các dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất hiện nay đang là nhu cầu mà hầu như mọi doanh nghiệp cần quan tâm, chỉ có đầu tư phát triển các dịch vụ này một cách tối ưu thì doanh nghiệp mới có thể giảm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả quá trình phục vụ sản xuất của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu mua vật tư được đánh giá thông qua năm chỉ tiêu chính là: đánh giá về mặt số lượng vật tư, về chất lượng vật tư, tính đồng bộ, kịp thời và chỉ tiêu về nguồn cung ứng . Trong đó chỉ tiêu về chất lượng và số lượng vật tư mua vào sẽ phản ánh hiệu quả của dịch vụ vận chuyển và bảo quản vật tư, chỉ tiêu về mặt kịp thời và chỉ tiêu về mặt đồng bộ phản ánh hiệu quả của dịch vụ chuẩn bị vật tư cho sản xuất. Chỉ tiêu về nguồn cung ứng phản ánh hiệu quả của công tác nghiên cứu đánh giá và lựa chọn nguồn hàng.

+ Đánh giá số lượng vật tư mua vào: Đây là chỉ tiêu cơ bản nhất nói lên quá trình nhập vật tư vào doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện số lượng của một loại vật tư nào đó nhập trong kì báo cáo từ tất cả các nguồn.

Công thức tính: H1= KH TT M M x 100% H1: mức hoàn thành kế hoạch

MTT: khối lượng thực tế nhập vào của một loại vật tư MKH: khối lượng vật tư nhập vào theo kế hoạch

+ Đánh giá về mặt chất lượng: Chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng của vật tư theo

công thức sau: ICL= ∑ ∑ × 1 1 i i i Q Q G : ∑ ∑ × kh i kh i i Q Q G ICL: chỉ số chất lượng

Gi: giá bán phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm Qkh

i : khối lượng mua vật tư loại i theo kế hoạch dự kiến Q1

i: khối lượng vật tư loại i thực tế mua

+ Đánh giá về mặt kịp thời: Điều kiện quan trọng đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra nhịp nhàng, không bị gián đoạn là phải đảm bảo kịp thời lượng vật tư trong cả thời kỳ sản xuất. Phải tính toán được khối lượng vật tư có thể đảm bảo trong thời gian là bao lâu, từ đó lên kế hoạch mua vật tư nhằm đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục, không bị ngừng trệ.

+ Chỉ tiêu đánh giá nguồn cung ứng vật tư: H3= CU KH T M (%)

H3: % hoàn thành kế hoạch giao vật tư của nguồn i MKH: Kế hoạch cung ứng vật tư của nguồn i TCU : thực tế thực hiện cung ứng vật tư của nguồn i ∆H= H3-100%

∆H: chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện. Nếu chênh lệch này mang dấu âm tức là nguồn cung ứng chưa hoàn thành trách nhiệm giao hàng của mình, và ngược lại.

III.Các nhân tố chính ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội nói riêng

1.Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô sản xuất kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp thể hiện qua khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trên thị trường qua từng kì kinh doanh, doanh thu hàng năm, quy mô sản xuất trang thiết bị máy móc và cơ sở hạ tầng vật tư, quy mô thị trường của doanh nghiệp. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng vật tư tiêu dùng do đó ảnh hưởng tới khối lượng nhu cầu vật tư. Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu về tiêu dùng vật tư càng lớn, khối lượng vật tư cần mua sắm càng tăng. Doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Để phục vụ cho sự phát triển này doanh nghiệp cần mua sắm vật tư với nhiều chủng loại với cơ cấu phức tạp. Công tác dịch vụ hậu cần vật tư được quan tâm và phát triển nhằm mục đích giảm bớt các chi phí đầu vào.

Dịch vụ hậu cần vật tư có nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo cho sản xuất được tiến hành một cách đều đặn, liên tục và hiệu quả. Chính vì thế vật tư phải được đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng và cơ cấu, kịp thời về mặt thời gian.. Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn cung ứng mới, không ngừng mở rộng thị trường đầu vào, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật tư của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất của công ty Cổ phần dệt Công nghiệp Hà Nội (Trang 36 - 39)